Hotline 24/7
08983-08983

"Bản di chúc" của chính quyền Obama dồn Trump vào thế bí trước Putin?

Dư luận thế giới ngạc nhiên khi chính quyền sắp mãn nhiệm của tổng thống Obama có những quyết định chống Nga rất quyết liệt mà Moscow cho là “hung hăng, điên cuồng và cay cú”.

Ngày 30/12, tổng thống Mỹ Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga tại Mỹ.

Theo đó, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ tổng cộng có 35 quan chức thuộc Đại sứ quán Nga ở Washington và Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco hoạt động "không phù hợp với thân phận ngoại giao hoặc lãnh sự" đã được yêu cầu rời khỏi nước này cùng với gia đình trong vòng 72 giờ.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và đương kim Tổng thống Obama (Ảnh: AP)
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và đương kim Tổng thống Obama (Ảnh: AP)

Mỹ cũng đóng cửa hai cơ sở do Chính phủ Nga sở hữu tại thành phố New York và tiểu bang Maryland, bắt đầu từ chiều 30/12. Hai cơ sở này được cho là của tình báo Nga.

Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng công bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào hai cơ quan tình báo chủ lực của Nga là Cơ quan Tình báo Quân đội (GRU) và Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cùng 4 quan chức của GRU và 3 công ty cung cấp "hỗ trợ thiết bị" cho cơ quan này, cũng như 6 cá nhân liên quan tới chiến dịch tấn công mạng mà Mỹ cho rằng nhằm can thiệp vào bầu cử tổng thống.

Tổng thống Obama còn tuyên bố Mỹ sẽ thực thi các biện pháp trả đũa khác "vào thời điểm thích hợp", bao gồm cả các chiến dịch mật không cần công khai.

Không những thế, ông Obama còn kêu gọi các đồng minh của Mỹ cùng sát cánh để thực thi các biện pháp trừng phạt với Mỹ để đưa Nga "trở về con đường chính đạo" và không thực hiện các biện pháp gây bất ổn ở các nước khác.

Chủ tịch đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Zyuganov nói rằng "không có loại biện pháp trừng phạt ngoại giao vô trách nhiệm như vậy".

Vậy lý do gì mà các biện pháp trừng phạt mới chống Nga được tung ra khi chính quyền Mỹ hiện tại sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong 18 ngày nữa?

Chỉ còn 18 ngày, bản di chúc của chính quyền Obama dồn Trump vào thế bí trước Putin? - Ảnh 1.Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)

Văn minh, lịch sự hay vì lợi ích quốc gia?

Việc ra những quyết định có tính định hướng, ràng buộc chính sách đối ngoại của một chính quyền trong thời điểm sắp mãn nhiệm ở những quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… là rất hiếm thấy, bởi đó là hành động thiếu tôn trọng, áp đặt cho chính quyền mới.

Độn thái như vậy được coi như là "di chúc" của chính quyền cũ nhằm buộc chính quyền mới phải thực hiện quyền thừa kế mọi vấn đề và các hậu quả để lại.

Tuy ông Obama không thất cử vì không tranh cử nhưng ông đã vận động hết mình, toàn tâm toàn ý cho bà Hillary Clinton với hy vọng nếu đắc cử, bà sẽ đi tiếp trên con đường chính sách của ông.

Đã 2 nhiệm kỳ trôi qua nhưng chính quyền của Tổng thống Obama vẫn không "bẻ được răng con gấu Nga". Mỹ-NATO đã bị gấu Nga cho ăn những "cú tát" nẩy đom đóm tại Gruzia, Ukraine và Syria.

Chính Nga chứ không ai khác đã khiến cho chư hầu của Mỹ, trước đây Mỹ đặt đâu ngồi đấy, nay đã dám mặc cả, ra điều kiện với Mỹ để thỏa mãn lợi ích quốc gia cao nhất của họ. Vị thế Nga đã thách thức Mỹ trên bàn cờ địa chính trị thế giới.

Diễn biến được cho là bất ngờ tại Mỹ khi ông Donaldthắng cử đã khiến mọi suy đoán về chính sách đối ngoại của chính quyền mới đi theo hướng khác với thời kỳ Obama.

Phe cánh của Obama-Clinton cho rằng, ông Trump có chiều hướng thân Nga, sẽ kết nối với Putin, sẽ bình thường hóa quan hệ với Nga… Trong bối cảnh đó, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Obama ra tay nhằm đạt mục tiêu kép.

Đó là, hành động chống Nga của chính quyền sắp mãn nhiệm của Obama với Nga đã làm cho quan hệ Nga-Mỹ vốn đã tồi tệ càng trở nên "u ám" hơn. Ông Obama muốn tăng độ quán tính chống Nga khi bộ máy của chính quyền ông ngừng hoạt động.

Vì thế, chính quyền của Tổng thống đắc cử Trump vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm thực thi "di chúc" của chính quyền cũ để lại dù ông Trump có thân Nga bao nhiêu đi nữa. Ai đó cho rằng khi ông Trump vào Nhà Trắng là lệnh trừng phạt Nga được dỡ bỏ ngay là mơ hồ.

Đây là cú ra đòn gỡ gạc cuối cùng của ông Obama vào Putin và nước Nga, đồng thời "trói tay chân" Trump, đặt ông lên con tàu không có hệ thống phanh hãm, đang chạy theo quán tính trên đường ray chống Nga.

Các biện pháp trừng phạt trực tiếp chống lại Nga vào buổi "hoàng hôn của nhiệm kỳ" mục đích cuối cùng là áp đặt, làm suy yếu tính hợp pháp của Tổng thống đắc cử và lập trường chính sách đối ngoại của mình trong mối quan hệ với Moscow.

Các quyết định không chỉ gây nguy hiểm cho các mối quan hệ ngoại giao đang diễn ra giữa Washington và Moscow, vốn đang ở mức thấp nhất, mà nó còn "làm xấu mặt" Tổng thống mới đắc cử và tác động tiêu cực đến quá trình chuyển giao quyền lực của ông Trump.

Chỉ còn 18 ngày, bản di chúc của chính quyền Obama dồn Trump vào thế bí trước Putin? - Ảnh 2.Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đang cho thấy chính sách cứng rắn nhằm vào Nga (Ảnh: AP)

Nga ra đòn ra sao?

Trước đây đã từng, khi Mỹ trục xuất 1 nhà ngoại giao Nga thì đáp lại, Nga trục xuất một nhà ngoại giao Mỹ, nhưng lần này thì Tổng thống Nga Putin bác bỏ đề xuất của ngoại trưởng Sergei Lavrov. Putin không trục xuất bất cứ nhà ngoại giao Mỹ, khiến nhiều người phán đoán sai về ông.

Nếu như coi chính quyền của tổng thống Obama sắp mãn nhiệm như là đối thủ "đang hấp hối", Putin sẽ xử lý như thế nào với đòn này?

Là con nhà võ, chắc chắn Putin tránh "tiếp chiêu" hung hãn, "không còn gì để mất" của đối thủ để giữ sức, để tránh bị thương vì sớm muộn gì đối thủ cũng sẽ "biến khỏi sàn đấu".

Là đội bóng, chắc Putin sẽ không cho cầu thủ của mình đáp trả đối thủ khi đối phương cay cú, khiêu khích, để tránh bị thẻ phạt, chấn thương, làm sứt mẻ lực lượng cho trận đấu tới.

Là chính trị gia, Putin không bị cuốn vào hành động "ngoại giao vô trách nhiệm" làm phá vỡ quan hệ đối ngoại 2 quốc gia, không quan tâm đến hoạt động ngoại giao theo "kiểu bếp núc".

Là tổng thống, Putin không cần quan hệ với một tổng thống sắp mãn nhiệm, không làm trầm trọng thêm tình thế, gây khó cho quan hệ Nga-Mỹ thời Putin-Trump đang chuẩn bị khởi động.

Chính ông Trump cũng khen cách xử lý của Putin trước lệnh trừng phạt từ Obama là thông minh. Bộ ngoại giao Mỹ im lặng không bình luận, Nhà Trắng thì nói "chúng tôi không có câu trả lời cho những quảng cáo Nga".

Vậy thì "Nga đang quảng cáo" điều gì mà thế giới đều tấm tắc khen? Chắc chắn nó phải là một sản phẩm hoặc một tư tưởng rất có giá trị!

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống - Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu, nguyên sĩ quan Tham mưu Hải quân.

Theo Lê Ngọc Thống - Thời đại

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X