Hotline 24/7
08983-08983

Australia, Anh hoãn dự án Trung Quốc: Nhiều điều khác Việt Nam

Trung Quốc không thể gây áp lực dù bị hủy bỏ hàng loạt dự án lớn là nhờ có cơ chế công khai, minh bạch và vấn đề pháp lý rõ ràng.

Thời gian gần đây, hàng loạt thương vụ liên doanh giữa Trung Quốc và các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc đã bị hủy vì những mối lo ngại an ninh quốc phòng.

Australia, Anh hoan du an Trung Quoc: Nhieu dieu khac Viet Nam
Dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley. Ảnh: EDF

Lời từ chối thương vụ mua bán lưới điện Augrid của Australia xảy ra chỉ vài tuần, sau khi chính phủ Anh bất ngờ tuyên bố sẽ xem xét lại kế hoạch cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc và hàng loạt thương vụ lớn khác bị đổ bể trong thời gian qua có vẻ đã khiến Trung Quốc thực sự nổi giận. Điều này không khiến giới chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế quá ngạc nhiên.

Hiểu rõ ý đồ Trung Quốc

Theo ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên Kinh tế và chính trị thế giới, sự đổ bể của hàng loạt những thương vụ làm ăn trên cho thấy tâm lý đề phòng đang gia tăng đối với những nỗ lực mua lại hoặc đầu tư vào các dự án hệ thống lưới điện, nhà máy hạt nhân, lưu trữ dữ liệu và công nghệ robot của các công ty Trung Quốc.

Ngoài những đề phòng về an ninh quốc phòng, máy móc công nghệ, thì những ý đồ chính trị được cài cắm đằng sau những thương vụ này là nguyên nhân làm suy giảm lòng tin nghiêm trọng giữa các nước phương Tây với Trung Quốc.

Phân tích thêm ông cho biết, Trung Quốc từng là điểm nóng hấp dẫn với các nước phát triển trong thu hút đầu tư, kinh doanh. Một phần vì Trung Quốc là quốc gia mới nổi, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển với nhiều chính sách ưu đãi lớn, cơ chế thoáng, nguyên vật liệu, nhân công, lao động rẻ, sẵn có là lý do khiến họ trở lên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn trên khắp thế giới.

Phần khác vì Trung Quốc cũng là nước học hỏi, bắt chước rất nhanh, do đó, trong công nghệ kỹ thuật nước này đã nhanh chóng đạt tới được một trình độ nhất định, đủ khả năng đáp ứng được yều cầu của thế giới mà chi phí, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với các nước khác.

Tuy nhiên, về lâu dài, lòng tin giữa các nhà đầu tư phương Tây ngày càng có xu hướng suy giảm. Hàng loạt những dự án lớn bắt đầu bị nâng lên, đặt xuống hoặctrì hoãn, mổ xẻ như đã thấy.

Lý do được giải thích là do hầu hết các nước đều nhận ra một điểm chung ở các dự án lớn, quan trọng khi làm ăn với Trung Quốc.

"Họ nhận ra dường như có sự sẵn sàng cài cắm những ý đồ chính trị đằng sau những dự án lớn này. Sự nhúng tay của chính phủ Trung Quốc khiến các nước lo ngại ý đồ muốn tăng cường sự bành trướng tiềm lực kinh tế của Trung Quốc ra các nước phương Tây để đạt được ý đồ chính trị nhiều hơn là trú tâm vào vấn đề kinh doanh.

Hơn nữa, về công nghệ Trung Quốc cũng chưa thực sự thuyết phục. Ngoài những vấn đề về lỗi kỹ thuật, thì ý đồ tuồn công nghệ cũ, lạc hậu thông qua các dự án Trung Quốc thi công khiến mối lo ngại về môi trường cũng tăng lên.

Thậm chí, cả nguy cơ mang tham nhũng tới cho đất nước họ cũng khiến các nước trên nghi ngại", vị tiến sĩ nhận định.

Ý đồ trên ngày càng biểu hiện rõ ràng với những động thái gây khó dễ, bỏ dở giữa chừng, đánh cắp công nghệ hạt nhân được xem là bí mật quốc gia, vươn ngành công nghiệp này ra toàn cầu.

Theo ông Sơn, đây mới thực sự là tham vọng của Trung Quốc khi phát triển dự án ở nước ngoài.

"Nếu giao những dự án quan trọng mang tầm chiến lược quốc gia vào tay một đối tác làm ăn không đàng hoàng thì rõ ràng là rủi ro cho đất nước", ông Sơn nói.

Trung Quốc ''há miệng mắc quai'' vì...

Việc ngừng, hủy bỏ hàng loạt các dự án lớn gây nhiều đồn đoán về thiệt hại lớn cho Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, chính phủ nước này cũng đã có những phản ứng ban đầu, từ tức giận, hậm hực tới đe dọa ngoại giao... nhưng chưa ghi nhận việc yêu cầu bồi thường hay đền bù thiệt hại do hủy hợp đồng gây ra. Thậm chí, Singapore đã trả hàng chục toa tàu Trung Quốc bị lỗi.

Chỉ trừ duy nhất là dự án đường sắt của Mexico đã bị yêu cầu bồi thường 1,3 tỷ USD cho Trung Quốc để được hủy bỏ dự án vào năm 2014.

Nhận xét động thái trên, TS Bùi Ngọc Sơn vẫn không thấy ngạc nhiên. Ông đánh giá cao cách xử lý của Trung Quốc và cho rằng đó là cách ứng xử khôn ngoan của một nước lớn với những mưu tính lâu dài.

Trung Quốc ý thức được rằng, việc gây áp lực, hoặc áp dụng những biện pháp pháp lý cứng rắn có thể sẽ khiến nước này mất hẳn những hợp đồng béo bở hoặc gây sứt mẻ trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Hoặc cũng có thể vấn đề thương thảo hợp đồng chặt chẽ, chính là yếu tố giúp họ vững vàng, chủ động trong các dự án làm ăn với Trung Quốc.

Theo ông Sơn, đối với các dự án lớn vấn đề thỏa thuận hợp đồng được các nước chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tính pháp lý thể hiện tại các văn bản này được coi là bằng chứng bảo vệ họ trong mọi vấn đề tranh chấp liên quan tới pháp luật.

Nhất là với những dự án sử dụng công nghệ nước ngoài, những quy định về giám sát, kiểm tra chất lượng cũng đều được thể hiện, phân công rất rõ ràng.

Vì vậy, khi nước đối tác vi phạm một trong các điều khoản tại hợp đồng như đưa công nghệ lạc hậu, không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường hoặc có lo ngại đe dọa tới an ninh quốc phòng họ hoàn toàn có quyền chủ động dừng, chấm dứt, thậm chí yêu cầu hủy hợp đồng vô điều kiện với nước đối tác. Nếu trong trường hợp này Trung Quốc khó có thể yêu cầu bồi thường.

Đứng từ góc độ này để soi vào các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam, TS Bùi Ngọc Sơn nói thẳng "Việt Nam đang có sự yếu thế rõ rệt trong làm ăn với Trung Quốc. Nguyên nhân do chính phía Việt Nam mà ra".

Lấy ví dụ từ việc Hà Nội đã hủy hợp đồng mua đường ống gang Trung Quốc cho dự án nước sông Đà giai đoạn 2 được cho là do chất lượng đường ống kém. Là tác nhân gây ra hơn chục lần sự cố vỡ đường ống gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tới đời sống, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Vấn đề yêu cầu bồi thường cũng từng được nhiều người đặt ra với nhà cung cấp sản phẩm của Trung Quốc, tuy nhiên, điều này gần như trở nên vô vọng bởi những giàng buộc pháp lý không rõ ràng, những vấn đề lợi ích, những giàng buộc vốn... buộc Việt Nam luôn rơi vào thế yếu, thậm chí còn chịu thiệt thòi trong thương thảo với nhà thầu Trung Quốc.

Một vấn đề nữa cũng được ông Sơn nhắc tới chính là câu chuyện tham nhũng, chia chác quyền lợi tại các dự án này. Theo ông Sơn, tham nhũng ở các nước phát triển cũng có nhưng ở Việt Nam tham nhũng được coi là vấn nạn.

Khi vấn nạn này trở nên phổ biến và khó kiểm soát thì sẽ là cơ hội cho những dự án "bẩn", những dự án gây tiềm ẩn nhiều mối nguy về môi trường nhưng vẫn được mở rộng cửa chào đón tại Việt Nam.

"Khi quá nhiều mối quan hệ như tiền bạc, lợi ích, quyền lực được giàng buộc chặt chẽ trong chính mỗi dự án này thì rất khó để nói lời từ chối", ông Sơn giải thích.

Vì vậy, theo vị chuyên gia, Việt Nam muốn nắm quyền chủ động trong làm ăn với Trung Quốc thì những tiền lệ xấu cần phải được xóa bỏ tức khắc.

Theo Hoài An - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X