Hotline 24/7
08983-08983

7000 quân Thổ vây căn cứ NATO: Trò chơi Vây bắt Po-Gulen

Các chuyên gia cho rằng, ông Erdogan tung 7000 quân vây căn cứ Incirlik sau tin đồn đảo chính chỉ nhằm gây sức ép để Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen.

Thổ Nhĩ Kỳ vây nóng nhưng...

Ngày 30/7/2016 vừa qua, khoảng 7.000 cảnh sát có vũ trang cùng nhiều xe bọc thép hạng nặng TOMA đã bao vây và chặn lối vào của căn cứ không quân Incirlik ở thành phố Adana của Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với đó là đám đông người biểu tình ủng hộ chính quyền của ông Erdogan.

Căn cứ không quân Incirlik được sử dụng bởi cả quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ-NATO. Nó đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Syria. Đây cũng là một trong 6 khu vực lưu trữ các loại vũ khí hạt nhân chiến lược của NATO của Mỹ ở châu Âu.

Báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay cảnh sát đã nhận tin báo về một âm mưu đảo chính mới và các lực lượng an ninh nước này đã ngay lập tức được đặt trong tình trạng báo động. Căn cứ không quân Incirlik có nhiều lực lượng của NATO nên phải tăng cường công tác an ninh.

Trong khi đó, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Omer Celik cho rằng đây chỉ là một cuộc kiểm tra an ninh bình thường để bảo đảm an ninh.

Căn cứ không quân Incirlik là nơi đóng quân của lực lượng NATO đã trở thành khu vực cấm sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7. Căn cứ này mới được hoạt động trở lại hôm 27/7 sau khi cuộc đảo chính xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và bị buộc đóng cửa không phận và cắt điện tại sân bay.

Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiều người dân ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành những cuộc biểu tình lớn trước cửa căn cứ này nhằm phản đối Mỹ và Israel nhúng tay vào vụ đảo chính bất thành ở nước này hôm 16/7.

Mức độ căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm vào ngày 28/7, khi người biểu tình đã bao vây và đốt cờ Mỹ bên ngoài căn cứ Incirlik để đòi đóng cửa lập tức nơi này, đến nỗi căn cứ này phải tạm thời đóng cửa.

7000 quan Tho vay can cu NATO: Tro choi Vay bat Po-Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ vây căn cứ Incirlik trong bối cảnh tướng Joseph Votel bị tính nghi liên quan đến đảo chính

Chiều 31/7, Reuters cập nhật tin tức từ Căn cứ Không quân Incirlik của NATO bị lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra ngay trong đêm cho hay, căn cứ này bị nghi có âm mưu thực hiện đảo chính nhưng sau khi kiểm tra thì không thấy có vấn đề gì.

Erdogan sửa đổi Hiếp pháp, tố Mỹ đứng sau âm mưu đảo chính

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đang muốn sửa đổi một phần Hiến pháp để tiến hành một cuộc cải cách lớn đối với quân đội và lực lượng an ninh, nhằm thắt chặt sự kiểm soát đối với cơ quan tình báo quốc gia và ban lãnh đạo quân đội nước này.

Theo ông Erdogan, các trường quân sự sẽ bị đóng cửa, thay vào đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập một trường đại học quốc phòng quốc gia và một số trường quân sự khác. Cũng theo đề xuất của ông Erdogan, quy mô của lực lượng hiến binh sẽ được cắt giảm nhưng số lượng vũ khí sẽ được tăng lên.

Đó là động thái mới nhất trong chiến dịch thanh trừng quy mô lớn nhất trong lịch sử nước này, được chính quyền Erdogan tiến hành sau cuộc đảo chính bất thành ngày 16/7. Tuy nhiên, đề xuất này của ông Erdogan cần 2/3 số phiếu ủng hộ để có thể được thông qua tại Quốc hội.

Ngày 28/7 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Erdogan cũng đã thông báo kế hoạch cải tổ quân đội, trong đó bao gồm cả việc sa thải 1.700 quân nhân. Khoảng 40% tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp của nước này cũng đã bị sa thải kể từ sau cuộc đảo chính bất thành cách đây hơn 2 tuần.

Ông Erdogan cũng tuyên bố trước truyền thông rằng, giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen - người từ trước đến nay được coi là kẻ ra lệnh tiến hành cuộc đảo chính ngày 16/7 (hiện đang sống lưu vong tại bang bang Pennsylvania - Mỹ) chỉ là con tốt thí, chưa thực sự là kẻ chủ mưu.

Theo truyền thông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thường xuyên nhắc tới một cụm từ "kẻ chủ mưu", điều này được nhiều người coi là ám chỉ Mỹ đứng đằng sau âm mưu đảo chính, trong khi đó, cả Mỹ và ông Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 29/7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật, gây ra những rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ giữa 2 nước.

"Thổ Nhĩ Kỳ luôn là một đối tác tuyệt vời và mang tính chất sống còn ở khu vực trong nhiều năm. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và mong đợi quan hệ đối tác của chúng ta trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong tương lai" - tướng Votel nói.

Tuyên bố của Tướng Votel được đưa ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã từng có lần chỉ đính danh ông này liên quan đến cuộc đảo chính quân sự bất thành vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đòn dằn mặt Mỹ, vây bắt Po-Gulen

Sau khi vụ đảo chính xảy ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nêu rõ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói rằng, những cáo buộc Mỹ liên quan đến vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ là vô căn cứ và sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước đồng minh NATO này.

Tuy nhiên, với những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm, các chuyên gia cho rằng, dường như đây chỉ là trò chơi “vây bắt Po-Gulen” (nhại trò chơi “Vây bắt Pokemon”), ông Erdogan đang biến căn cứ Incirlik thành “con tin”, nhằm gây sức ép buộc Washington dẫn độ giáo sĩ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ.

Không chỉ đến khi vụ đảo chính quân sự hôm 16/7 nổ ra mà từ trước đến nay, vị Giáo sỹ này luôn bị chính quyền Ankara truy bắt và yêu cầu Mỹ dẫn độ về nước vì những cáo buộc cầm đầu phong trào Hồi giáo Hizmet, âm mưu lập một “chính phủ song song” với chính quyền Ankara.

 

Căn cứ Incirlik đã trở thành “con tin” của Thổ Nhĩ Kỳ?

Các chuyên gia phân tích đã nhận định rằng, những tuyên bố của Tổng thống Erdogan và Thủ tướng Binali Yildirim về việc “Mỹ không phải là bạn của Thổ Nhĩ Kỳ” cho thấy, Ankara khẳng định là Washington đã đứng sau âm mưu này.

Cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã chặn được hàng loạt tin nhắn mã hóa của những người ủng hộ Giáo sĩ Gulen gửi đi trước vụ đảo chính hôm 16/7. Mạng lưới những người theo phe của giáo sỹ lưu vong này đã lên đến hàng nghìn quan chức và nhân viên chính quyền.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, vị giáo sĩ này là quân bài đối lập quan trọng mà Mỹ dùng để khống chế chính quyền Ankara. Nếu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đi “chệch hướng” trong quan hệ với Mỹ là Washington sẽ sử dụng nó để “điều chỉnh hành vi” của đồng minh.

Nếu Mỹ không có dính líu trực tiếp vào âm mưu đảo chính này thì chính quyền Washington cũng phải chịu trách nhiệm gián tiếp, bởi họ đã chứa chấp, bảo vệ và dung túng cho những hành động chống phá Thổ Nhĩ Kỳ, không đếm xỉa gì đến an ninh quốc gia của các nước đồng minh.

Do đó, các chuyên gia nhận định rằng, Tổng thống Erdogan đang gia tăng sức ép với Mỹ trước và trong chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, sẽ diễn ra vào ngày 31/7, để buộc chính quyền Washington phải dẫn độ giáo sĩ Gulen.

Theo Huy Bình - Đất Việt

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X