Hotline 24/7
08983-08983

15 cơ quan bảo vệ, nhưng trẻ bị xâm hại không biết kêu ai

Theo Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, số vụ xâm hại trẻ ngày càng tăng, phần lớn người xâm hại là người thân, quen biết với gia đình nạn nhân.

Tại toạ đàm "Nạn xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng" ngày 14/3, bà Lê Thị Hoàng Yến, đại diện Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho biết năm 2016, trong số trẻ em bị xâm hại nói chung có 70% bị xâm hại tình dục. Số vụ xâm hại ngày càng tăng, phần lớn người xâm hại là người thân, quen biết với gia đình nạn nhân.

"Luật quy định khoảng 15 cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em", bà Yến thống kê.

"Một trẻ em có nhiều cơ quan bảo vệ vậy mà khi bị xâm hại thì không biết kêu ai, tìm đến ai để nhờ giúp đỡ. Xin hãy thôi đau xót chung chung mà hành động nhanh chóng để giải quyết vấn đề ", bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên) bức xúc.

15-co-quan-bao-ve-nhung-tre-bi-xam-hai-khong-biet-keu-ai

Nhiều chuyên gia, luật sư cho rằng quy định pháp luật hiện hành đang có những khoảng trống khiến nhiều hành vi dâm ô trẻ em bị chậm xử lý hoặc bỏ qua. Ảnh: T.M.

Dẫn số liệu báo cáo từ Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) hàng năm có hơn 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, trung bình 8 giờ có thêm một trẻ bị xâm hại, 60% số đó độ tuổi từ 12-15, bà Vân Anh nói "Đây thực sự là một con số khủng khiếp".

Bà Vân Anh cho biết, đơn vị bà quản lý mỗi năm tiếp nhận, hỗ trợ nhiều vụ trẻ bị xâm hại tình dục, nhưng số vụ được đưa ra tòa rất ít, thường thương lượng dân sự hai bên là xong. Nếu có đưa ra cơ quan điều tra, xử lý cũng rất chậm chạp, nhiều vụ còn "chìm xuồng".

Chia sẻ kinh nghiệm với các bậc cha mẹ, luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng, nạn nhân bị xâm hại tình dục khi công khai với xã hội về việc này thì phải vượt qua rào cản tâm lý rất lớn, chấp nhận từ bỏ quyền riêng tư. Nhiều năm làm luật, ông thấy học sinh các cấp chỉ được dạy về an toàn giao thông, thậm chí là phòng chống tham nhũng, được học về giáo dục giới tính rất ít và được dạy về quyền nhân thân, quyền bất khả xâm phạm thì gần như không có.

"Nếu được giáo dục về quyền nhân thân, quyền bất khả xâm phạm thân thể thì trẻ dù nhỏ tuổi cũng sẽ có phản ứng tự bảo vệ mình. Giúp các con lập cơ chế tự phòng vệ, có đầy đủ kiến thức, có môi trường để được lên tiếng thì những vụ việc tương tự mới mong giảm thiểu", ông nói.

Theo Hoàng Phương - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X