Hotline 24/7
08983-08983

Thịt hàu - món ngon nhiều dưỡng chất

Bên cạnh thế mạnh về du lịch, BR-VT còn có nguồn hải sản giá trị cao. Trong đó, hàu là món ăn được nhiều du khách ưa chuộng vì vừa ngon, vừa cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng tố.

Thịt hàu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mọi người
Theo y học cổ truyền, thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, có tác dụng chữa bệnh như: trị chứng mất ngủ do nhiệt, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, thiếu máu, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn…

Thực phẩm tốt cho mọi người

Thịt hàu chứa lượng lớn protein carbohydrate và một ít chất béo. Lượng kẽm trong hàu cao gấp 10 lần so với các loại thực phẩm thông thường khác: một con hàu sống có tới 12mg chất kẽm - thành phần nâng cao hệ miễn dịch và tái tạo bạch cầu. Ngoài ra, hàu còn chứa hàm lượng đáng kể: vitamin D, vitamin B12, sắt, đồng, selenium, vitamin B1, B2, B3, vitamin C, phốt pho, kali, acid béo omega-3, các chất kháng ôxy hóa…

Một số nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, hàm lượng cholesterol trong hàu rất thấp, thích hợp với những người ăn kiêng và hạn chế thành phần này. Bên cạnh đó, hàu còn giúp tăng khoái cảm, tăng khả năng tình dục, chủ yếu là ở nam giới. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhược dương hoặc rối loạn cương dương. Do hàm lượng kẽm cao nên thịt hàu được cho là cánh mày râu tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Những lưu ý khi ăn hàu

Hàu thường được chế biến thành các món như: nướng, hấp, hàu đút lò phô mai, nấu canh hoặc ăn sống với mù tạt. Tuy nhiên, nếu ăn hàu không đúng cách, nhất là ăn hàu sống không bảo đảm vệ sinh sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Phó Trưởng Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, khi ăn hàu chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau: "Hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy... nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu không nên ăn. Ăn hàu sống có thể nhiễm các loại sán, ký sinh trùng. Chỉ khi biết rõ nguồn gốc của hàu, bạn mới nên ăn sống. T

ốt nhất, bạn nên chế biến thành các món ăn chín để bảo đảm sức khỏe. Khi ăn hàu sống, người ta thường ăn với mù tạt để giảm độ tanh, tăng khẩu vị cho món ăn. Tuy nhiên, mù tạt có thể kích thích niêm mạch đường mũi - họng, nếu ăn quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc vùng này. Người bị đau bao tử, viêm ruột cũng không nên ăn mù tạt kết hợp với hàu. Người trưởng thành chỉ nên ăn 100gram hàu/ngày và không nên ăn thường xuyên".

Một số món ăn chế biến với hàu

Canh hàu rau hẹ: 150g thịt hàu, 60-120g rau hẹ, thêm gia vị, nấu canh ăn. Món này dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm, bệnh đái tháo đường.

Hàu hấp: Hàu hấp chín, ăn với ớt tiêu gia vị thường ngày có tác dụng bổ âm thanh nhiệt lợi tiểu tán kết. Món này dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường.

Cháo hàu: 50g thịt hàu, 50g thịt trai, gạo tẻ 100g. Nấu nhừ, ăn 2 lần trong ngày. Chữa tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt, gan suy.

Canh hàu nghêu cà rốt đậu đỏ: 200g hàu, nghêu, trai biển, 15g xuyên khung, 100g cà rốt, 100g đậu đỏ nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, nêm gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

Theo Lê Bình - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X