Hotline 24/7
08983-08983

Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Kính thưa BS, Cháu cao 1,55m, nặng 42kg. Cách đây 2 năm cháu đi kiểm tra sức khỏe, BS kết luận cháu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ. Các chỉ số là RBC: 6,10; HGB: 128; HCT: 0,381; MCV 62,5; MCH: 21,0. BS kê thuốc bổ máu cho cháu uống. Vừa rồi cháu đi kiểm tra sức khỏe lại, BS kết luận cháu bị thiếu máu hồng cầu nhỏ. Các chỉ số là RBC: 6,06; HGB: 128; HCT: 0,398; MCV: 65,9; MCH: 21,2. Thưa BS, vậy cháu có mắc bệnh huyết tán không? Với các chỉ số như vậy bệnh thiếu máu của cháu có nguy hiểm không? Cháu cảm ơn BS nhiều. (Hồng Hạnh, 33 tuổi).

Trả lời

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em,

Em bị thiếu máu mức độ nhẹ, nhưng hồng cầu của em nhỏ và nhược sắc, gọi là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Cần phải kiểm tra nguyên nhân gây hồng cầu nhỏ nhược sắc, gồm thiếu sắt (do ăn uống kém, do rối loạn hấp thu, do mất máu rỉ rả do rối loạn kinh nguyệt hay xuất huyết tiêu hóa...).

Bệnh máu di truyền (HbH, β-thalasemia), do viêm nhiễm mạn tính... Bệnh tán huyết thường gây thiếu máu đẳng sắc đẳng bào (hồng cầu không nhỏ).

Như em thấy đó, có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, em nên đến chuyên khoa Huyết học hay BV Truyền máu huyết học (TPHCM) để kiểm tra sâu thêm, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp riêng, như thiếu sắt thì bù sắt, bệnh máu di truyền thì không được dùng thuốc bổ sắt (thường có trong các thuốc bổ máu).



Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính:

Thiếu sắt:

+ Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

- Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú...;

- Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn  uống của người nghiện rượu, người già…;

- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...

+ Mất sắt do mất máu mạn tính

 - Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt;  sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;

 - Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

+ Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):

Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp. Có thể do ăn uống, do hay do mất máu.. nếu bạn xét nghiệm máu có sắt giảm, bạn cần bổ sung sắt ( qua thực phẩm hoặc thuốc).

Bệnh thalassemia (tan máu vùng địa trung hải): là bệnh thiếu máu, tan máu di truyền do giảm hoặc mất hẳn sự tổng hợp của một chuỗi globin.

Ở Việt Nam, bệnh Thalassemia gồm 3 loại hay gặp là alpha thalassemia, beta thalassemia và beta Thalassemia /HbE.

Để chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng (thiếu máu, vàng da, lách to, biến dạng xương...), cận lâm sàng (hồng cầu nhỏ nhược sắc, sắt, ferritin tăng, điện di huyết sắc tố có huyết sắc tố bất thường hoặc thay đổi thành phần huyết sắc tố, xét nghiệm gen đột biến.

Điều trị: truyền máu và thải sắt tùy thuộc vào thể bệnh: nhẹ, trung bình hay nặng. Trường hợp thalassemia thể nhẹ, triệu chứng thường nhẹ không ảnh hưởng tới sinh hoạt, theo dõi định kỳ.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X