Hotline 24/7
08983-08983

Thiếu canxi và bị té xỉu nhiều lần... có phải em gái tôi mắc bệnh động kinh nguyên phát?

Câu hỏi

Em xin chào các bác sĩ, Em gái em năm nay 24 tuổi, nặng 42 kg, cao 1m55. Em bị thiếu canxi và dùng canxi được 6 năm nay, dùng mỗi khi bị tụt canxi hoặc rút tay chân. Khoảng 2-3 năm trở lại đây em dùng nhiều hơn do áp lực ra trường xin việc, công việc khó khăn. Em càng ngày càng ít nói, hay lo lắng và ít giao tiếp với bạn bè. Em từng bị té xỉu nhiều lần và tình trạng té xỉu như sau ạ: - Năm 2016, em bị tụt canxi, ngã xuống và sùi bọt mép, rút tay chân. Người nhà nhỏ canxi vào và tỉnh dậy. Lúc đó em bình thường, chỉ không nhớ là ngất đi. Năm 2016 em bị 2 lần tương tự như thế. - Năm 2017 em bị té xỉu, trước lúc té ré lên và méo miệng. Tay chân co cứng, quai hàm ngậm chặt, mắt nhắm. Khoảng 5 phút sau em tỉnh lại, không biết gì và nói nhảm. 15 phút em mới bình tĩnh lại và không nhớ chuyện xảy ra. Sau khi tỉnh dậy em nôn mửa. Năm 2017 em bị 2 lần. - Năm 2018 em mới bị cách đây 1 tháng, té xỉu y như năm 2017, tỉnh dậy đầu đau, nôn mửa. Tình trạng chung trước khi té xỉu là mệt, choáng váng, và em có bệnh dạ dày. Đi khám Bệnh viện Thần kinh 2 lần (2017, 2018) đều đo điện não em không có sóng động kinh, bác sĩ kết luận em không phải động kinh, cho uống thuốc bổ não. Gần đây em hay đau đầu nên đi MRI, kết quả ghi là: tổn thương tăng tín hiệu cân xứng nhân nền - nhân răng trên T1. Khả năng: vôi hóa, bệnh lý chuyển hóa, toàn thân, nhiễm độc... Sau đó nhập Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nhưng bác sĩ kết luận là động kinh nguyên phát. Vậy cho em hỏi, bệnh em gái em có phải là động kinh không? Và kết quả MRI như vậy là sao ạ? Giữa vôi hóa não và động kinh có liên quan gì không? Em rất mong muốn tìm ra nguyên nhân chính xác chữa bệnh cho em gái, phần vì nó mặc cảm tự ti với căn bệnh, phần vì sợ chữa không đúng bệnh sẽ nguy hiểm về lâu dài. Em rất mong nhận được câu trả lời. Em xin cảm ơn rất nhiều và đội ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bị té xỉu nhiều lần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị té xỉu nhiều lần. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trường hợp của em gái bạn, qua mô tả lâm sàng cần phân biệt 2 thể bệnh phổ biến là động kinh nguyên phát và cơn co giật phân ly. Trong cơn co giật phân ly bệnh nhân co giật, giẫy đạp lung tung hoặc cố uốn cong người lên, không mất ý thức, cơn thường kéo dài, có thể thay đổi nhiều dạng tuỳ từng người.

Cơn co giật phân ly thường tái phát nhiều lần có liên quan đến những căng thẳng tâm lý hoặc có yếu tố chấn thương tâm lý; điện não đồ bình thường. Một số trường hợp động kinh cũng có điện não bình thường nếu ngoài cơn.

Do đó, bạn nên mang tất cả xét nghiệm đã có đến khám chuyên khoa Nội thần kinh, nếu cần bác sĩ sẽ cho nhập viện theo dõi cơn động kinh, giúp chẩn đoán phân biệt hai tình trạng này. Khi đưa ra chẩn đoán xác định thì mới điều trị dứt điểm được bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

- Nhầm lẫn tạm thời;
- Nhìn chằm chằm;
- Không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân;
- Mất ý thức;
- Triệu chứng tâm linh.

Có thể có một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ quan tâm nào đến dấu hiệu, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mặc dù không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị, nhưng bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp để kiểm soát cơn co giật:

- Thuốc
- Phẫu thuật.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Nhận biết nguyên nhân: càng biết càng nhiều về tác nhân gây ra cơn co giật và làm thế nào để tránh nó, bạn càng dễ kiểm soát hành vi của mình;
- Sử dụng thuốc: thuốc chống động kinh giúp kiểm soát cơn co giật ở khoảng 70% số người bệnh. Bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sống khỏe mạnh cùng với bệnh;
- Đánh giá điều trị thường xuyên: bạn sẽ phải đánh giá thường xuyên tình trạng bệnh và phương pháp điều trị ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, bạn có thể cần đánh giá nhiều hơn nếu không kiểm soát tốt cơn động kinh;
- Chăm sóc bản thân: bạn cần tìm hiểu những việc mình nên làm mỗi ngày để duy trì tốt sức khỏe tinh thần, thể chất, ngăn ngừa bệnh tật hoặc tai nạn và chăm sóc hiệu quả những bệnh nhẹ và mạn tính.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X