Hotline 24/7
08983-08983

Thiền có thể gây “tác dụng phụ” lên một số người

Thiền đã trở thành một hoạt động phổ biến ở nhiều quốc gia, được biết đến như một thói quen sống tích cực có khả năng cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhiều năm qua, các nghiên cứu đã liên kết hoạt động này với một số lợi ích đáng kể, bao gồm giảm căng thẳng và hạ huyết áp.

Tập thiền vì sức khỏe

Trải qua lịch sử lâu dài, và mặc dù thiền vẫn thường được coi là một hoạt động hướng tâm, ngày càng có nhiều người đã áp dụng môn thiền định thường xuyên như một lối sống hàng ngày và duy trì tình trạng sức khỏe. Có nhiều môn thiền khác nhau, nhưng hoạt động phổ biến nhất ở phương Tây là thiền chánh niệm.

Giờ đây, hoạt động tự thiền dễ tiếp cận hơn bao giờ hết do các ứng dụng thiền trên thiết bị di động mọc lên như nấm, cho phép người dùng tham gia học thiền bằng điện thoại. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền giúp làm giảm huyết áp, tránh các triệu chứng ruột kích thích, mất ngủ và các vấn đề về trầm cảm lo âu.

Nghiên cứu chỉ ra nguy cơ rủi ro

Các nhà nghiên cứu của Đại học College London đã tìm hiểu một khía cạnh của môn thiền ít được quan tâm: khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc khó chịu. Theo một nghiên cứu mà nhóm các chuyên gia đã công bố trên tờ PLOS ONE, khoảng 25% những người tập thiền thường xuyên đã trải qua tâm lý đặc biệt khó chịu trong khi thiền định.



Những cảm giác khó chịu này bao gồm cảm xúc bị bóp méo và sợ hãi. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có xu hướng suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại, cũng như những người thực hành ngồi thiền giải kiến tạo như Vipassana, thường có khả năng dễ có cảm giác bất ổn.

Nghiên cứu bao gồm 1.232 đối tượng thường xuyên thực hành thiền trong vòng tối thiểu hai tháng. Trong số các đối tượng tham gia, nghiên cứu đã chỉ ra các cá nhân và phụ nữ theo tôn giáo ít có khả năng trải qua một trong những trải nghiệm không mong muốn. Những lý do cho những trải nghiệm tiêu cực, cũng như mức độ phổ biến của chúng trong cộng đồng thiền ngày càng lớn mạnh vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Hạn chế của bài nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu lưu ý một số hạn chế liên quan đến nghiên cứu này, đặc biệt là thiếu dữ liệu về việc liệu những người tham gia có vấn đề về sức khỏe tâm thần từ trước và là tác nhân gây ra các phản ứng được đề cập ở trên hay không.

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Marco Schlosser cũng đề cập đến một khía cạnh khác của những trải nghiệm tiêu cực này, cụ thể là một vài phản ứng có thể thuộc về quá trình thiền định. Schlosser đặt ra câu hỏi: Khi nào những trải nghiệm khó chịu là yếu tố quan trọng của sự phát triển thiền định, và khi nào thì chúng chỉ đơn thuần là những tác động tiêu cực cần tránh?

Vì lý do trên, chúng ta cần có thêm các bài nghiên cứu về môn thiền để đi sâu hơn vào bản chất của các tác dụng không mong muốn này.

Theo D.N - VnReview

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X