Hotline 24/7
08983-08983

Thân nhiệt không ổn định kéo dài, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi 43 tuổi, không hiểu sao buổi chiều trong người của tôi sao lúc nào cũng cảm thấy nóng lạnh, tình trạng này kéo dài khoảng 3 năm mà không biết bệnh gì. Rất mong bác sĩ tư vấn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thân nhiệt không ổn định. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thân nhiệt không ổn định. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Triệu chứng của bạn có thể gặp do những nguyên nhân lành tính như biến đổi nhiệt độ bên ngoài do phòng ốc, công việc, chế độ ăn uống thiếu nước, nhiều chất cay nóng, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn vận mạch, rối loạn nội tiết tố; đến những nguyên nhân nguy hiểm hơn như viêm nhiễm mạn tính (như lao phổi, lao hạch, áp xe gan…), bệnh lý miễn dịch (như lupus ban đỏ), bệnh lý ác tính…

Vì thế, bạn cần đến khám tổng quát tại chuyên khoa Nhiễm để được kiểm tra tổng thể, sớm xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp. Song song đó, bạn cần tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng chức năng thường gặp là mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, nặng đầu, choáng váng. Các triệu chứng thần kinh là tính tình thay đổi, giảm tập trung, trí nhớ giảm, lo âu, rối loạn thân nhiệt, rối loạn cảm xúc, rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon, chán ăn, khó tiêu, ợ hơi, nôn, buồn nôn, táo bón hoặc phân nát, nói chung là tuỳ thể bệnh, tuỳ bệnh nhân), Rối loạn huyết áp tim mạch, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc chậm, hoặc khi nhanh khi chậm có thể đau tim, đau tức ngực, cảm giác khó thở hụt hơi, Khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm…

Khi bị suy nhược cơ thể thường có các triệu chứng như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên, đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt , sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu…

Một số lời khuyên tốt cho người rối loạn thần kinh thực vật mà bác sĩ đưa ra đó là người bệnh cần điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất như: tập luyện yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, tập thể dục điều độ đều đặn… Nên luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bác sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.

Điều quan trọng nhất cần được lưu ý đó là tâm lý thoải mái, yên tĩnh, không căng thẳng để giải tỏa những áp lực, lo toan trong cuộc sống.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X