Hotline 24/7
08983-08983

Tê tay và đầu lưỡi sau 4 năm chấn thương sọ não, khắc phục được không?

Câu hỏi

Tôi năm nay 30 tuổi và bị tai nạn giao thông năm 26 tuổi. Lúc tôi gặp nạn tôi bị bất tỉnh và chấn thương sọ não. Các bác sĩ đã cấp cứu và mở khí, thực quản cho tôi. Hiện giờ sức khỏe tôi ổn định nhưng còn vấn đề tê bàn tay phải và đầu lưỡi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tôi. Vậy vấn đề của tôi có cách nào khắc phục được không, nếu có thì nên điều trị ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Triệu chứng tê tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng tê tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chấn thương sọ não là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có thể gây tử vong và để lại di chứng kéo dài về sau. Dị cảm sau tổn thương thần kinh là một di chứng thường gặp, bạn nên tái khám chuyên khoa Nội thần kinh để bác sĩ đánh giá lại nguyên nhân và có hướng xử trí can thiệp phù hợp bạn nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, chấn động mạnh (rung động não hoặc não bị bầm). Những chấn thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương (ví dụ như chấn thương đóng hay mở). Ngoài ra, chấn thương cũng được phân loại theo mức độ gây nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu.

Với những chấn thương nhẹ, có thể chỉ cần quan sát và điều trị làm mất triệu chứng (ví dụ, uống thuốc giảm đau nếu nhức đầu).

Trong 24 giờ đầu khi bị chấn thương, nên đánh thức bệnh nhân mỗi 2 giờ để kiểm tra các dấu hiệu của chấn thương thứ cấp. Nâng cao đầu và dùng thuốc an thần có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Khi áp lực trong sọ não tăng và sưng não, người bệnh sẽ được theo dõi các chức năng và truyền mannitol tĩnh mạch. Nếu bị chảy máu nhiều hoặc nặng có thể cần phải nhờ đến phẫu thuật can thiệp (ví dụ: thủ thuật mở hộp sọ để loại bỏ các cục máu đông). Tiến trình làm sạch vết thương mở và rửa các tổn thương bên trong là cần thiết để giúp giảm khả năng nhiễm trùng.

Bạn có thể giảm nguy cơ bị chấn thương sọ não nếu bạn thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây:

- Mang trang thiết bị an toàn khi tham gia giao thông và các môn thể thao (ví dụ như đạp xe, trượt ván hay chơi thể thao đối kháng);
- Tuân theo tín hiệu giao thông;
- Nếu gia đình có trẻ nhỏ bị chấn thương vùng não, đảm bảo rằng trẻ được chăm sóc y tế và luôn được theo dõi sau khi bị chấn thương đầu, đặc biệt là sau chấn động mạnh;
- Không sử dụng các chất có cồn khi tham gia giao thông để tránh tai nạn giao thông.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X