Hotline 24/7
08983-08983

Tê nhói ở cằm vị trí răng số 4, 5, 6, có phải do viêm tủy?

Câu hỏi

Thưa BS, Em thỉnh thoảng bị tê nhói ở dưới cằm bên trái, chính xác là xương cằm chỗ răng 4, 5, 6, tê tăng lên vài giây rồi hết. Răng số 6 hàm dưới bên trái của em được nha sĩ bảo phải lấy tủy cách đây 3 năm rồi nhưng em chưa đi chữa.

Trả lời
Tê nhói ở cằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tê nhói ở cằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tủy răng là một bộ phận trong cấu trúc răng, giúp phần chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chiếc răng giúp răng chắc khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị viêm tủy mà không được điều trị kịp thời sẽ sinh ra đau nhức kéo dài và các biến chứng khác.

Viêm tủy có thể diễn tiến theo nhiều giai đoạn khác nhau với những tổn thương khác nhau trong cấu trúc răng. Ban đầu khi viêm tủy thì cảm giác đau nhức chỉ là thoáng qua, tuy nhiên khi đến giai đoạn cấp tính thì cơn đau dữ dội hơn, nhức buốt thường xuyên. Khi ăn uống thức ăn lọt xuống buồng tủy hoặc có kích thích nóng lạnh thì cảm giác đau nhức sẽ càng tăng lên.

Do đó, bạn nên khám Răng hàm mặt để điều trị sớm vấn đề răng - nha chu để tránh bệnh diễn tiến nặng hơn bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm tủy răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng và mất răng ở người trẻ tuổi. Viêm tủy răng là viêm vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng. Bệnh này có thể cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có triệu chứng, hồi phục hoặc không hồi phục trong những tình trạng kéo dài.

Viêm tủy răng không chỉ gây ra bởi vi khuẩn – tình trạng sâu răng do các tác nhân vật lý, chủ yếu do việc phân tán vi khuẩn, mà còn bởi chấn thương do áp lực tác động vào răng, làm lộ buồng tủy và để cho các vi khuẩn xâm nhập vào.

Nhưng có một khả năng khác-các trường hợp nhiễm trùng ngược đôi khi được mô tả như nguyên nhân gây ra viêm tủy răng. Viêm tủy răng trong trường hợp này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến chết tủy và nhiễm trùng lan rộng qua lỗ đỉnh ở mô quanh chóp.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này với các biện pháp sau đây:

- Tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh;
- Cải thiện vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn nhưng không lạm dụng nó để gây ra hiệu ứng ngược lại;
- Chế độ ăn uống với mức carbonhydrate thích hợp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X