Hotline 24/7
08983-08983

Tê bì tay, chân khi nào nên đi khám?

Nhân một trường hợp tiểu phẫu giải phóng chèn ép dây thần kinh giữa đi qua vùng cổ tay cho bệnh nhân tại phòng khám, ThS.BS Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ thông tin bổ ích về tình trạng tê bì tay chân thường gặp nhưng không kém phần nguy hiểm.

Theo thông tin BS Khánh chia sẻ, bệnh nhân anh tiếp nhận là một phụ nữ gần 50 tuổi, bệnh diễn biến nhiều năm, tê bì 2 tay tăng dần khiến công việc, sinh hoạt bị trì hoãn. Ở quê nên chị nghe ai mách bảo ở đâu là lên đường đắp thuốc, tiêm chọc, xoa bóp ngay… Tốn nhiều chi phí nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

Sau khi được người quen giới thiệu đến gặp bác sĩ thì hai bàn tay của chị đã gặp biến chứng nặng. Các cơ vùng ngón teo đi nhiều, mọi hoạt động tinh tế từ đôi bàn tay giảm sút nghiêm trọng.

BS Khánh cho bệnh nhân đo điện chẩn thần kinh cơ (một thăm dò giúp đánh giá sự dẫn truyền của các dây thần kinh). Kết quả về cho thấy dây thần kinh giữa hai tay của chị khi đi đến vùng cổ tay đang bị chèn ép rất nặng, đó chính là nguyên nhân làm các ngón tay tê bì và teo nhỏ.

ThS.BS Trần Quốc Khánh thực hiện tiểu phẫu giải phóng chèn ép dây thần kinh giữa đi qua vùng cổ tay cho bệnh nhân

Theo BS Khánh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì tay chân, trong đó có những nguyên nhân nguy hiểm và chúng ta không thể chủ quan như:

- Tê bì do thoát vị đĩa đệm - hẹp ống thần kinh ở cột sống cổ - ngực - lưng.

- Tê bì do các khối u chèn ép trên đường đi của các rễ thần kinh.

- Tê bì do tiểu đường gây biến chứng

- Tê bì do bệnh lý chèn ép dây thần kinh giữa vùng cổ tay (hội chứng ống cổ tay) như trường hợp nữ bệnh nhân 50 tuổi ở trên hoặc chèn ép thần kinh trụ, thần kinh ở khuỷ ở kheo.

- Tê bì sau chấn thương gây tổn thương dây thần kinh

- Tê bì nguyên nhân virus

- Ngoài ra có thể tê bì do ngồi lâu - lười vận động, tê bì do chèn ép thời kỳ mang thai, tê bì do nguyên nhân thiếu canxi và rối loạn điện giải, tê bì do thiếu vitamin nhóm 3B…

"Vì thế, khi bất kỳ ai đó có dấu hiệu tê bì tay - chân kéo dài trên 2 tuần thì nên đi khám để tìm kiếm nguyên nhân sớm nhất có thể. Vì với thần kinh, có những tổn thương muộn sẽ vô cùng khó hồi phục hoặc để lại những di chứng nặng nề" - BS Khánh khuyến cáo.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X