Hotline 24/7
08983-08983

Tất cả những điều về ung thư buồng trứng chị em cần biết

Trong những năm gần đây, các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng đã trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện sớm.

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ung thư buồng trứng sẽ bắt đầu từ ống dẫn trứng và di chuyển tới buồng trứng - đây là hai bộ phận sản xuất ra trứng và là nguồn chính của các hormone nữ là estrogen và progesterone.

Triệu chứng bao gồm:

- Đầy hơi hoặc đau bụng
- Đau ở vùng xương chậu
- Ăn nhanh no
- Đi tiểu thường xuyên hơn

Những triệu chứng này có thể xuất hiện do những nguyên nhân khác không phải ung thư. Nhưng nếu bạn thấy nó xảy ra liên tục hoặc kéo dài từ 1-2 tuần thì bạn cần phải đi khám ngay.

Tất cả những điều về ung thư buồng trứng chị em cần biết 1
Ảnh minh họa

Ai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?

Tỉ lệ một phụ nữ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu họ có người thân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú hay ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu cho rằng thay đổi gen di truyền chiếm 10% tỉ lệ ung thư buồng trứng.

Nó bao gồm các đột biến gen BRCA1 và BRCA2- là những đột biến gen liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc các loại ung thư trên nên đi khám sức khỏe định kỳ.

Yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến ung thư buồng trứng là tuổi tác. Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh dễ bị ung thư buồng trứng hơn. Sử dụng các liệu pháp hoocmon sau mãn kinh càng tăng nguy cơ này.

Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn những phụ nữ khác. Và tỉ lệ tử vong do ung thư buồng trứng ở phụ nữ béo phì cũng cao hơn so với phụ nữ bình thường.

Tất cả những điều về ung thư buồng trứng chị em cần biết 2
Ảnh minh họa

Phương pháp điều trị

Không có phương pháp dễ dàng và đáng tin cậy nào để kiểm tra ung thư buồng trứng nếu một phụ nữ không có các triệu chứng. Tuy nhiên có hai cách để tầm soát ung thư buồng trứng khi kiểm tra phụ khoa định kì.

Một là xét nghiệm máu cho biết nông độ gọi là CA - 125, hai là siêu âm buồng trứng. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng không mấy hiệu quả với những phụ nữ có nguy cơ trung bình. Vì lý do này, sàng lọc chỉ được đề nghị thực hiện cho những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao.

Kiểm tra hình ảnh như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính có thể nhìn thấy được buồng trứng, nhưng cũng không thể xác định được những bất thường là ung thư. Nếu nghi ngờ ung thư, bước tiếp theo thường là phẫu thuật để loại bỏ những mô đáng ngờ. Những mô đó được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Đây được là sinh thiết.

Tất cả những điều về ung thư buồng trứng chị em cần biết 3
Ảnh minh họa

Các phẫu thuật này cũng giúp xác định phạm vi ung thư đã lan rộng được mô tả bởi các giai đoạn sau:

Giai đoạn I: Giới hạn phạm vi trong một hay hai buồng trứng
Giai đoạn II: Lây lan đến tử cung hoặc các cơ quan lân cận
Giai đoạn III: Lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc bụng
Giai đoạn IV: Lây lan đến các cơ quan xa, như phổi hoặc gan

Phần lớn các bệnh ung thư buồng trứng là ung thư biểu mô buồng trứng. Đây là những khối u ác tính hình thành từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng. Một số khối u biểu mô không rõ ung thư. Chúng được gọi là các khối u ác tính tiềm năng thấp (LMP). Khối u LMP phát triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn so với các loại khác của bệnh ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng có thể là một chẩn đoán đáng sợ, với tỉ lệ sống 5 năm dao động từ 18-89% đối với ung thư buồng trứng biểu mô, tùy thuộc vào giai đoạn khi ung thư đã được phát hiện. Đối với các khối u LMP, tỉ lệ sống sót 5 năm dao động từ 99% đến 77%.

Phẫu thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư buồng trứng và xác định giai đoạn của ung thư buồng trứng, đây cũng bước đầu tiên của việc điều trị. Mục đích là để loại bỏ càng nhiều mô ung thư càng tốt.

Ở giai đoạn I, phẫu thuật có thể loại bỏ một buồng trứng và các mô lân cận. Nếu ung thư buồng trứng ở giai đoạn sau thì có thể phải thực hiện phẫu thuật cần thiết để loại bỏ cả hai buồng trứng, cùng với tử cung và các mô xung quanh.

Trong tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng, hóa trị thường được đưa ra sau khi phẫu thuật. Giai đoạn điều trị này, phải sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại trong cơ thể.

Các thuốc này có thể được uống hoặc được truyền trực tiếp vào bụng (hóa trị liệu trong phúc mạc). Phụ nữ có khối u LMP thường không cần hóa trị trừ khi các khối u phát triển trở lại sau khi phẫu thuật.

Khi phụ nữ đã bị loại bỏ cả hai buồng trứng thì không thể sản xuất ra estrogen. Điều này có thể gây ra những rắc rối trong thời kỳ mãn kinh và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khắc, trong đó có cả loãng xương. Vì vậy, sau khi điều trị ung thư buồng trứng, phụ nữ cần được theo dõi và chăm sóc sức khỏe định kì.

Tất cả những điều về ung thư buồng trứng chị em cần biết 4
Ảnh minh họa

Phòng tránh

Những phụ nữ đã trải qua quá trình sinh nở cũng ít có nguy cơ bị ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ chưa sinh con. Nguy cơ bị bệnh sẽ giảm dần sau mỗi thời kỳ mang thai và cho con bú.

Trong nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn ít béo hơn cũng giúp phụ nữ ít có nguy cơ ung thư buồng trứng hơn. Một số nhà nghiên cứu cũng cho biết các bệnh ung thư cũng ít phổ biến hơn ở những phụ nữ ăn nhiều rau quả.

Theo Ngô Quý - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X