Hotline 24/7
08983-08983

Tập luyện thể dục thể thao khi bị tiểu đường: Có hay Không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn vẫn có thể tập luyện thể dục thể thao ngay cả khi bị tiểu đường và còn rất được khuyến khích.

Việc tập luyện đơn thuần, ngay cả khi không kèm với giảm cân, vẫn có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường. Việc tập luyện thường xuyên, đầy đủ đã được chứng minh có thể giúp làm giảm nồng độ glucose máu trung bình và cải thiện chỉ số HbA1c (chỉ số theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết). Việc hoạt động thể lực cũng giúp cải thiện khả năng đáp ứng của cơ thể với hormon insulin và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.


Cả aerobic và các bài tập luyện sức đề kháng đều có khả năng cải thiện mức nồng độ glucose huyết ở những bệnh nhân tiểu đường. Các bài tập bao gồm đi bộ, đạp xe và nhảy, và các bài tập luyện sức đề kháng bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh và tăng khối cơ sử dụng dây đàn hồi và tạ tay.

Khuyến cáo hiện nay cho bệnh nhân tiểu đường là nên tập luyện thể lực với cường độ trung bình khoảng 150 phút mỗi tuần, cũng như tham gia vào các bài tập luyện sức đề kháng và sức mạnh ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Bạn có biết rằng việc nhảy múa và công việc làm vườn cũng được xếp vào nhóm các hoạt động thể dục hay không? Việc dọn dẹp cũng được tính là tập thể dục. Ngoài ra, bạn không cần thiết phải tập tất cả các bài tập trong một lúc - hãy chia nhỏ các bài tập ra trong ngày và trong tuần. Bắt đầu bằng các bài tập chậm và nhẹ nhàng, sau đó là tiến tới kết hợp các bài tập khác nhau. Hãy nhớ, không cần phải tập tất cả trong một lúc, hãy bắt đầu tập trong khoảng 5 phút và tăng dần thời gian lên. Thử các bài tập khác nhau để giúp cơ thể luôn vận động và tránh sự nhàm chán.

Một số ví dụ về các bài tập thể dục mức độ trung bình phù hợp sẽ giúp bạn đạt được chỉ tiêu 150 phút tập luyện mỗi tuần như đi bộ (bao gồm cả việc đi chợ và đi mua sắm tại cửa hàng), đạp xe đạp tại chỗ, bơi lội, cầu lông, nhổ cỏ và lau hay cọ rửa sàn nhà.

Trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập thể lực ngoài việc đi bộ đơn thuần, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa đang điều trị cho bạn. Nếu bạn đang được tiêm insulin, bạn cần phải hạn chế việc tiêu thụ carbohydrate. Và nếu liều thuốc đang sử dụng không được điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X