Hotline 24/7
08983-08983

Tăng nhanh số người mắc đái tháo đường

Thông tin trên được PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chia sẻ tại Hội thảo “Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ”, tổ chức sáng 23/10 tại Hà Nội.

PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chia sẻ thông tin về ĐTĐ tại Hội thảo sáng 23/10. Ảnh: Việt Anh TGTT online
PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chia sẻ thông tin về ĐTĐ tại Hội thảo sáng 23/10. Ảnh: Việt Anh TGTT online

Theo TS.Khánh Trang, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ghi nhận có tốc độ tăng nhanh trên toàn cầu. Thống kê của ĐTĐ cho thấy, năm 2017 có khoảng 425 triệu người bị ĐTĐ trên thế giới ở độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi; ước tính đến năm 2020 sẽ có 438 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó có khoảng 50% là người Châu Á, dự kiến đến năm 2045 có khoảng 630 triệu người bị ĐTĐ.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đang phát triển với tỷ lệ ĐTĐ týp 2 ngày càng tăng. Cụ thể, năm 2010, tỉ lệ ĐTĐ týp 2 ở TP. HCM là 10,8% ở nam và 11,7% ở nữ.

Cùng với ĐTĐ, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cũng ngày càng tăng do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau, tỉ lệ này tăng từ 3,9% vào năm 2004 đến 20,3% vào năm 2012 và 20,9% vào năm 2017.

TS. Low Yen Ling, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Abbott Nutrition tại Châu Á Thái Bình Dương cho biết, ĐTĐTK gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà mẹ cũng như của thai nhi. Thai phụ mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ. Về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 và các biến chứng liên quan, đặc biệt là biến chứng tim mạch, nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật…

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, ĐTĐTK sẽ khiến thai nhi tăng trưởng quá mức; trẻ bị dị tật bẩm sinh, đa ối, suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần – vận động, béo phì, bị ĐTĐ, thậm chí tử vong ngay sau sinh (tỷ lệ này chiếm 20% - 30%) …

Cũng theo TS. Low Yen Ling, ĐTĐTK có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, nếu không kiểm soát ĐTĐTK sẽ gây hậu quả nặng nề. Do đó, để tránh tác động bất lợi đối với người mẹ và thai nhi, cần thay đổi lối sống và điều trị thuốc.

Tại Việt Nam hiện các thuốc viên điều trị ĐTĐ cho phụ nữ mang thai chưa được Bộ Y tế chấp thuận để điều trị, chỉ duy nhất có Insulin được chấp thuận sử dụng. Do đó, chỉ có liệu pháp dinh dưỡng và hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng là giải pháp để phòng ngừa ĐTĐTK (80% thay đổi từ liệu pháp dinh dưỡng, hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng).

TS. Low Yen Ling khuyến cáo, mọi người nên giảm ăn mặn, nhất là đối với những thai phụ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sinh. Thai phụ bị ĐTĐ nên tiếp tục duy trì thói quen ăn uống lành mạnh ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 và hội chứng chuyển hóa sau sinh. Bên cạnh đó, thai phụ bị ĐTĐ nên hoạt động thể chất (30 phút/ngày, đi bộ hoặc tập tay lúc ngồi trong 10 phút sau ăn)…

Theo Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X