Hotline 24/7
08983-08983

Tăng nhãn áp - cườm nước là gì?

Trong mắt chúng ta có một chất dịch lưu thông gọi là thủy dịch. Áp lực bên trong mắt (nhãn áp) phụ thuộc vào lưu lượng của chất dịch này.

Ở mắt người bình thường, lượng thủy dịch được tiết ra trong mắt bằng với lượng thủy dịch được thải ra ngoài mắt. Sự cân bằng này giúp duy trì nhãn áp ở giá trị bình thường (từ 12 - 22 mmHg).

Cườm nước là gì?

Bệnh tăng nhãn áp (glô-côm) là một bệnh trong dân gian thường gọi là cườm nước.

Cườm nước là tình trạng tăng nhãn áp cao hơn mức bình thường (do lượng thủy dịch được thải ra ngoài ít hơn lượng thủy dịch được tiết ra), gây tổn thương thần kinh thị giác dẫn đến mù lòa.

Cườm nước có những biểu hiện gì?

Người ta phân biệt 2 loại glô-côm: glô-côm cấp tính và glô-côm mạn tính, trong đó glô-côm cấp là một tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, cần phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

- Glô-côm mạn tính:

Glô-côm mạn tính (hay còn gọi là glô-côm góc mở) tiến triển rất thầm lặng không có dấu hiệu báo trước. Khi bệnh tiến triển, người bệnh bị thu hẹp dần thị trường [người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở phía trước mặt, không thể nhìn thấy hai bên, kiểu "thị giác đường hầm" (tunnel vision)].

- Glô-côm cấp tính:

Glô-côm cấp tính (hay còn gọi là glô-côm góc đóng) khởi phát đột ngột với những biểu hiện: đau nhức mắt (mắt căng và nhức buốt), đau lan nửa đầu thường dễ lầm với bệnh nhức đầu, thị lực giảm sút, nhìn vào ngọn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, có thể buồn nôn, cảm giác choáng váng. Các biểu hiện này có thể kéo dài vài giờ rồi hết sau đó lại xuất hiện trở lại.

Tác hại của bệnh như thế nào?

Mắt bình thường có nhãn áp từ 12 - 22mmHg. Ở người glô-côm cấp tính, nhãn áp tăng rất cao, trên 40mmHg. Nhãn áp cao chèn ép vào các bộ phận nội nhãn, làm giảm lưu lượng máu đến mắt để nuôi dưỡng thần kinh thị giác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo lõm gai thị, giảm thị lực, cuối cùng dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

- Người có tâm trạng hay lo lắng.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Sử dụng thuốc corticoid kéo dài.

- Người có tiền sử bị chấn thương vào mắt.

Cần phải làm gì?

- Đây là trường hợp cấp cứu nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Bệnh được điều trị thế nào?

Cần lưu ý rằng bệnh tăng nhãn áp không thể điều trị lành được nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được mù lòa.

Có 2 phương pháp điều trị glô-côm:

- Điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc): được chỉ định ở giai đoạn sớm của bệnh. Người bệnh cần uống thuốc và nhỏ mắt đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Điều trị ngoại khoa (điều trị bằng các biện pháp can thiệp: phẫu thuật, dùng tia laser): Được chỉ định khi bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Phòng bệnh bằng cách nào?

- Do bệnh có tính di truyền nên ở những gia đình đã từng có người bị glô-côm thì các thành viên trong gia đình nên đến khám mắt và đo nhãn áp đều đặn tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Những người trên 40 tuổi nên đo nhãn áp định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

- Chú ý triệu chứng nhức đầu và nhức mắt cùng bên để nghĩ đến bệnh glô-côm.

- Tránh uống rượu, tránh hút thuốc lá, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và khám mắt định ký

AloBacsi.vn
Theo BS. CKI. Nguyễn Thị Xuân Hương - BV Nhân dân Gia định





Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X