Hotline 24/7
08983-08983

Tăng huyết áp tâm thu: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp 'tâm thu' và huyết áp tâm trương. Nếu chỉ có huyết áp tâm thu cao và huyết áp tâm trương bình thường? Đây được gọi là tình trạng tăng huyết áp tâm thu và cần được lưu ý.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu

Khi bạn lớn tuổi, các động mạch sẽ mất đi độ đàn hồi tự nhiên và giảm khả năng thích ứng với dòng chảy của máu. Các mảng bám ở thành động mạch cũng có thể góp phần làm cứng các động mạch.

Huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm thu thường sẽ tăng dần theo tuổi. Do vậy, có thể tình trạng tăng huyết áp của bạn là không có nguyên nhân rõ ràng.

Tuy nhiên, có một số tình trạng có thể khiến bạn bị tăng huyết áp tâm thu. Những tình trạng này thường ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn, từ đó có thể gây tổn thương các mạch máu hoặc góp phần làm cứng các thành mạch. Các tình trạng đó bao gồm:

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để mang oxy đến các mô hoặc khi các tế bào hồng cầuc ủa bạn không hoạt động chính xác. Có nhiều loại thiếu máu khác nhau, nhưn thiếu máu thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các mô của cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng khí oxy, các mạch máu có thể sẽ bị tổn thương.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng glucose trong máu của bạn qusa cáo. Thông thường, insulin sẽ kiểm soát lượng glucose máu. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng insulin (tiểu đường typ 1) hoặc sử dụng insulin kém (tiểu đường typ 2). Theo thời gian, tăng glucose máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm cả vấn đề về tim mạch và hệ tuần hoàn.

Cường giáp

Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp hơn bình thường. Thừa hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch và tuần hoàn.

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra khi các cơ tại họng được thư giãn và làm tắc đường thở trong khi ngủ, khiến bạn phải ngừng thở và thở lại. Khi bạn ngừng thở, lượng khí oxy trong cơ thể sẽ giảm xuống, do vậy chứng ngưng thở tắc nghẽn có thể gây căng thẳng cho hệ tuần hoàn và dẫn đễn tăng huyết áp.

Biến chứng của tăng huyết áp tâm thu

Khi huyết áp không được kiểm soát, các động mạch sẽ bị tổn thương và gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

- Nhồi máu cơ tim

- Đột quỵ

- Suy tim

- Phình động mạch

- Bệnh thận

- Giảm thị lực

- Mất trí

- Điều trị

Tăng huyết áp tâm thu có thể được điều trị giống các dạng tăng huyết áp khác. Mục tiêu là để giảm huyết áp tâm thu xuống dưới 140mmHg. Điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc cả hai.

Việc điều trị phải cân bằng giữa việc giảm huyết áp tâm thu nhưng không làm giảm huyết áp tâm trương quá nhiều. Huyết áp tâm trương giảm cũng có thể gây tổn thương đến tim.

Dùng thuốc

Các thuốc dưới đây có thể đem lại lợi ích rất lớn trong việc làm giảm nguy cơ đột quỵ và các sang chấn tim mạch khác:

- Thuốc chẹn kênh canxi: giúp thành mạch giãn ra bằng cách chặn con đường khiến các mạch máu co lại.

- Thuốc lợi tiểu thiazide: làm giảm lượng máu bằng cách khiến thận thải ra nhiều muối và nước hơn.

- Những thuốc dưới đây có ít hiệu quả hơn, tuy nhiên, vẫn có thể điều trị hiệu quả tình trạng tăng huyết áp tâm thu.

- Thuốc ức chế ACE: ngăn chặn việc hình thành một loại enzyme đặc biệt có thể dẫn đến việc bị hẹp các mạch máu.

- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin: sẽ chặn hoặt động của một loại enzyme dẫn đến tình trạng hẹp mạch máu.

Thay đổi lối sống

- Giảm cân: cứ 1kg cân nặng giảm đi bạn có thể giảm được 1mmHg huyết áp.

- Dinh dưỡng hợp lý: đặt mục tiêu làm giảm lượng muối trong chế độ ăn. Bạn có thể cân nhắc chế độ ăn DASH, tập trung ăn các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm sữa ít béo, trái cây.

- Tập thể thao: tập thể thao không chỉ giúp bạn giảm huyết áp mà còn giúp kiểm soát cân nặng và mức độ căng thẳng. Đặt mục tiêu luyện tập một vài dạng bài aerobic ít nhất 30 phút đa số các ngày trong tuần.

- Giảm tiêu thụ rượu bia: mức tiêu thụ vừa phải là 1 ly/ngày với nữ và 2 ly/ngày với nam

- Cai thuốc lá: hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ khác

- Kiểm soát căng thẳng: căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, do vậy, kiểm soát căng thẳng là vô cùng quan trọng. Các kỹ thuật có thể kiểm soát căng thẳng bao gồm ngồi thiền hoặc tập hít thở sâu.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Healthline

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X