Hotline 24/7
08983-08983

Tăng acid uric khi đang điều trị bệnh lao, cải thiện bằng cách nào?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Em đang điều trị bệnh lao được 2 tháng và bệnh đang tiến triển tốt, nhưng lượng acid uric trong máu của em tăng cao lên 788umol/l. Em có uống thuốc Danapha Darinol 300 nhưng hình như không khá hơn. Em thường xuyên bị đau nhức 2 chân, đứng lên ngồi xuống khá vất vả. Bác sĩ tư vấn giúp em nên uống thuốc gì và biện pháp gì giúp em cải thiện hơn ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Một số thành phần trong thuốc lao có thể gây tăng acid uric máu, thường gặp là Ethambutol và Pyrazinamide. Trong đó Pyrazinamide gây ra tác dụng giữ urat mạnh hơn, có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric của em. Tuy nhiên, em cũng không nên quá lo lắng, vì việc sử dụng Pyrazinamide chỉ kéo dài trong khoảng 2 tháng tấn công, sau đó sẽ được đưa ra khỏi phác đồ.

Để giảm acid uric máu, trước tiên cần phải tập trung vài điều chỉnh lối sống. Cụ thể là nên hạn chế các món sản sinh nhiều acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi…), bia rượu…

Darinol 300 có thành phần Allopurinol là thuốc hạ acid uric máu, dùng cho các trường hợp gout mạn tính hoặc sỏi thận liên quan đến tăng acid uric máu. Nếu em có cơn đau khớp cấp tính, nghi ngờ bệnh gout thì việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này là chưa hợp lý.

Em nên ngưng thuốc và khám chuyên khoa về khớp để xác định nguyên nhân gây ra đau nhức chân để có phương pháp điều trị hiệu quả em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tăng acid uric máu xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Mức acid uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm cả bệnh gút. Mức acid uric tăng cũng gây ra nguy cơ mắc phải bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.

Việc điều trị tăng acid uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không nên điều trị. Trong trường hợp này, không có bất kỳ lợi ích nào đã được chứng minh khi điều trị giảm acid uric.

Nếu tình trạng tăng acid uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên thì bạn cần điều trị tình trạng này.

Nếu bạn có nồng độ acid uric trong máu cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.

Bạn nên bổ sung nước nước bằng cách uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X