Hotline 24/7
08983-08983

Tâm sự của cô gái về quê chồng ăn Tết

Người quê lạ thật, về đến là sợi dây vô hình nào đó kết nối họ với quê hương. Chồng cô mất hẳn cái vẻ đạo mạo thường ngày. Anh ấy trở thành một anh nhà quê thuần phác. Ngồi vào mâm hề hạc chén rượu.

Về quê chồng ăn Tết là nỗi ám ảnh của rất nhiều nàng dâu thành phố. Nó tạo nên không ít cuộc "chiến tranh" của các cặp vợ chồng trẻ. Có thật sự là tết quê chồng với ai cũng đáng lo sợ như thế không?

Lan Anh là dân Hà Nội lấy chồng tít tận Thủy Nguyên, một huyện ngoại thành Hải Phòng.

Quê chồng cô là một làng thuần Việt. Các phong tục lễ Tết đình đám còn được giữ gìn nghiêm ngặt. Sau Tết Dương lịch, công việc của cơ quan hòm hòm là chồng cô bắt đầu lo chuyện về quê. Tuy không phải là con trai trưởng, nhưng chồng cô vẫn "cực kỳ đầu đuôi". Với anh, Tết về quê là niềm vui cũng là trách nhiệm đáng tự hào.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Gia đình chồng cô thường đến chiều hai tám Tết, chờ con cháu tề tựu đông vui mới bắt đầu giết lợn rồi pha thịt đãi gạo đỗ gói bánh. Cơ man nào là việc.

Ở nhà chồng, cô thực sự khâm phục bà mẹ chồng mình và những người đàn bà ở quê. Tết nhất đình đám giỗ chạp cả năm. Trong đầu mẹ cô cả núi việc như đã được lập trình sẵn. Bà cứ mải miết làm, cắt đặt cho con cái mà không hề quên lẫn, cũng không hề tỏ ra chán nản mệt mỏi.

Tết là lúc để những người con xa quê trở về. Chồng Lan Anh luôn mang một tâm thái như thế. Về đến quê, chạm vào cái cổng làng, anh như con người khác hẳn. Vui vẻ và thoải mái, không còn sự gò bó lạnh lùng của người thành phố nữa. Cô cảm thấy cái gốc gác nhà quê toát ra từ đầu đến chân anh ngay khi anh mặc cái quần cũ rộng ống của ông bố đẻ rồi vắn gấu móng lợn. Anh làm mọi việc gia đình một cách say sưa, đầy trách nhiệm và thuần thục.

Cái rét cuối năm ngọt như cắt da thịt. Chồng Lan Anh và ông bố bổ cái gốc cây khô để lấy củi luộc bánh chưng. Ông bố bện rơm đặt lên nồi bánh chưng cho chặt chẽ. Họ đặt lên đó cái chậu nhôm to đổ đầy nước. Bánh chưng sôi, dọn dẹp tươm tất, hai bố con chồng cô múc nước nóng từ cái chậu nồi bánh chưng ra. Bà mẹ pha nước và cầm gáo múc nước dội lên người ông chồng già và anh con trai. Thế là cả hai bố con chồng cô cùng tắm ở góc sân. Họ vui vẻ say sưa kỳ lưng cho nhau như một nghi thức bao năm nay họ vẫn làm.

Người quê lạ thật, về đến là sợi dây vô hình nào đó kết nối họ với quê hương. Chồng cô mất hẳn cái vẻ đạo mạo thường ngày. Anh ấy trở thành một anh nhà quê thuần phác. Ngồi vào mâm hề hạc chén rượu.

Chiều ba mươi Tết gương mặt chồng cô và rất nhiều người hàng xóm, ai cũng hân hoan, quần áo chỉnh tề. Vai vác cuốc, tay cầm bó hương ra nghĩa địa làng thành kính dọn dẹp phần mộ tổ tiên. Sau đó, thắp mời cụ kỵ ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Có về đến quê, Lan Anh mới thấy hết những nét đẹp trong phong vị Tết của người Việt mà bao năm sống ở thị thành cô không hề được biết.

Đêm giao thừa nhà nào trong làng cũng chưng mâm ngũ quả bánh trái. Người chủ gia đình thành kính trịnh trọng thắp hương tạ trời đất và đón mừng năm mới cầu xin gia đạo khang thái, thời tiết mưa thuận gió hòa.

Những nét đẹp trong Tết Việt truyền thống được cha mẹ truyền lại cho con cái khó có thể mai một.

Tết Nguyên đán đang đến cận kề. Lan Anh đang háo hức đợi Tết. Năm nào cô cũng về quê chồng ăn Tết với tấm thái như thế.

Theo Thế Giới Tiếp Thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X