Hotline 24/7
08983-08983

Tắm cho trẻ sau khi bú no, mẹ đừng dại kẻo có ngày ‘mất’ con

Mới đây một bé gái đã suýt tử vong do sặc sữa chỉ vì mẹ cho tắm ngay sau khi bú no. Theo các bác sĩ, việc tắm cho trẻ nhỏ cực kỳ quan trọng các mẹ nên cẩn thận.

Bé gái suýt tử vong vì sặc sữa do mẹ tắm sau khi bú no

Trước đó, vào ngày 10/10, bé gái 20 ngày tuổi, ngụ ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh được mẹ cho bú bình no rồi đưa đi tắm liền khiến bé có biểu hiện sặc sữa và ngừng thở. Thấy bé ngưng thở, mẹ và người nhà vội đưa bé đến một nhà thuốc cấp cứu nhưng không được nên chuyển đến phòng khám tư nhân của BS Cao Văn Tuân.

Xác định tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" của bệnh nhi, BS Tuân đã lập tức khơi thông đường thở cho cháu bé. May mắn sau khi cấp cứu, bé gái đã qua cơn nguy kịch, mặt hồng hào trở lại. Bé gái được chuyển tiếp đến BV Nhi đồng TPHCM để theo dõi sau sặc sữa có tình trạng viêm phổi.

 Bé gái đã được cứu sống sau khi bị ngưng thở do sặc sữa. Ảnh: Pháp luật TPHCM Bé gái đã được cứu sống sau khi bị ngưng thở do sặc sữa. Ảnh: Pháp luật TPHCM

Theo BS Tuân, biểu hiện trẻ bị sặc sữa, cháo là bất ngờ ngừng ăn, ho sặc sụa, cơ thể tím tái biểu hiện rõ ràng trên mặt, khó thở, thở dốc, thở gấp, hai mắt trợn ngược. Nếu nặng, trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

BS Tuân lưu ý, việc tắm cho trẻ ngay sau khi ăn no là một thói quen sai lầm mà phụ huynh mắc phải. Lý giải điều này BS Tuân cho biết, tắm liền sau khi ăn sẽ làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu dồn vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của bé.

Bên cạnh đó sau khi ăn, dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm liền có thể gây nôn mửa cho bé. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tắm rửa cho bé trong vòng 1-2 giờ sau khi cho ăn.

Ngoài ra, BS Tuân cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sặc cháo, sặc sữa, trong đó nguyên nhân chính là do các mẹ cho trẻ bú sữa, ăn không đúng tư thế, chẳng hạn trong tư thế nằm. Lúc đó lượng sữa ra quá nhiều do núm vú cao su quá rộng, dẫn đến bé không thể bú kịp lượng sữa chảy ra.

Những trường hợp không nên tắm cho bé

- Không nên tắm cho bé khi bé vừa tiêm phòng xong.

- Không tắm cho bé khi bé đang bị nôn mửa, tiêu chảy.

- Không tắm cho bé khi bé bị sốt cao. Nhiệt độ nước tắm ấm có thể làm triệu chứng trầm trọng hơn.

Da bé đang bị tổn thương hoặc mắc các bệnh về da, da chốc lở, nổi nhiều mụn nhọt cũng không nên tắm.

Không tắm khi vừa ăn xong. Nên tắm 1-2 giờ sau ăn.

Cẩn thận khi tắm cho trẻ nhẹ cân, trẻ sinh non vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt còn kém dễ gây biến chứng khi thay đổi nhiệt độ môi trường.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo An Dương - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X