Hotline 24/7
08983-08983

Tầm ảnh hưởng của Học viện Phật giáo Tây Tạng

Học viện Larung Gar là trung tâm Phật giáo lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thế giới với gần 40.000 tăng ni, Phật tử.

Học viện được biết đến là trung tâm nghiên cứu, học tập về Phật giáo lớn và có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Nơi này được thành lập vào năm 1980 bởi Lạt ma Jigrme Phuntsok. Ông được biết đến là thượng sư có sức ảnh hưởng lớn, cũng như được nhiều tăng ni, Phật tử tôn sùng.

Từ môi trường ít người biết đến, ngày nay nó trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật pháp Tây Tạng lớn nhất. Có khoảng 40.000 tu sĩ, ni cô và các chư vị giáo sư sống trong khu vực của Học viện.

tam-anh-huong-cua-hoc-vien-phat-giao-tay-tang

Dù nằm ở vị trí xa xôi, hẻo lánh, Học viện vẫn không ngừng phát triển. Ảnh: Lionsroar.

Trong những năm gần đây, Học viện trở thành trung tâm của phong trào cải cách đạo đức. Một trong những học giả tiên phong cho phong trào này là Khenpo Tsultrim Lodro.

Ông ủng hộ mạnh mẽ việc ăn chay, thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ Tây Tạng, tăng cường phòng chống lại các mối đe dọa của bệnh AIDS.

Ông cũng khuyến khích nghe theo 10 điều răn mới của Phật như không buôn bán vật nuôi để giết mổ, không uống rượu, đánh bạc hoặc hút thuốc, không đi gái mại dâm, không sử dụng đồ được làm từ lông thú, không dùng vũ khí để gây sát thương...

Khenpo cũng thúc đẩy tình trạng phi bạo lực và đề cao tinh thần đoàn kết của người Tây Tạng trong các bài phát biểu của mình. Năm 2012, ông đã giới thiệu đến các giáo dân một lá bùa hộ mệnh vì hòa bình.

Lá bùa này được đeo trên cổ như một lời nhắc nhở về việc từ bỏ việc tranh giành quyền lợi lẫn nhau, một trong các vấn đề nổi cộm là tranh chấp liên quan đến chăn thả trên đồng cỏ của người du mục.

tam-anh-huong-cua-hoc-vien-phat-giao-tay-tang-1

Nhiều khu nhà ở tại Học viện đã bị chính quyền phá bỏ hôm 20/7. Ảnh: RFA.

Các nỗ lực của Khenpo đã đem lại hiệu quả nhất định như nhiều tu viện không còn sử dụng thịt cho bữa cơm. Các ni cô, nhà sư đang trở thành người ăn chay "đích thực" và phong trào này lan rộng trên một quy mô chưa từng có.

Nhiều giáo dân ở Tây Tạng cũng dần nói không với thịt. 30 tu viện ở Serta đã thực hiện nghiêm túc 10 điều răn mới của Đức Phật và phong trào này còn lan rộng đến các khu vực lân cận kể từ năm 2010.

Tuy nhiên, chủ trương này cũng vấp phải sự phản đối và tranh cãi của người Tây Tạng, do nó vô hình chung khiến các gia đình du mục gặp thiệt hại về kinh tế vì họ không bán được gia súc. Ngoài ra, các yêu cầu nghiêm ngặt ở các tu viện địa phương cũng khiến không ít người cảm thấy ngạt thở.

Ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc tiến hành dỡ bỏ một số công trình trong trung tâm nghiên cứu Phật giáo và khu nhà ở của Học viện Phật Giáo Larung Gar, nằm trong thung lũng Larung, Tây Tạng.

Hành động này khiến hàng chục nghìn tăng ni cảm thấy đau buồn, tuy nhiên họ không phản đối việc phá dỡ mà chấp hành nghiêm túc quyết định của chính phủ.

Trước đó vào năm 2001, chính quyền địa phương đã đuổi hàng nghìn tăng ni sinh và buộc hơn 1.000 ngôi nhà ở Larung Gar phải di dời vì lý do an toàn và lo sợ hỏa hoạn khi số người tới đây ngày một đông.

Tuy nhiên, trước sự phản đối dữ dội từ phía người dân, Học viện vẫn được giữ nguyên và phát triển đến ngày nay.

Larung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào. Tuy nhiên, từ năm 2011, Sertar và Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới.

Kể từ đó cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm. Học viện đã đóng cửa với du khách nước ngoài kể từ ngày 16/6.

Thành phố gần nhất là Thành Đô, từ đây, khách có thể đi ô tô và mất khoảng 11-13 giờ để tới Larung. Tọa lạc ở độ cao 4.000 m nên nhiệt độ ở Larung Gar rất thấp.


Theo Anh Minh - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X