Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao vệ sinh tốt nhưng mắc bệnh viêm răng lợi?

Hôi miệng, hơi thở có mùi không chỉ là dấu hiệu của vệ sinh không đúng cách mà còn là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng. Tình trạng các bệnh răng miệng trở nên trầm trọng hơn nếu bạn bỏ qua những biện pháp ngăn ngừa này.

Hôi miệng - biểu hiện đặc trưng của viêm răng lợi

Bệnh viêm lợi, viêm quanh chân răng gây hơi thở hôi và có tới trên 90% người dân bị các bệnh này từ mức độ nhẹ đến nặng. Chính những ổ viêm quanh chân răng là nguyên nhân khiến hơi thở nặng mùi, răng bị lung lay và tạo “ổ cư trú” cho vi khuẩn.

Viêm lợi chia thành nhiều mức khác nhau: nhẹ, trung bình, nặng; mỗi mức độ lại có dấu hiệu nhận biết như:

- Viêm lợi độ nhẹ: Lợi chuyển màu hồng nhạt, cam tùy sắc tố của từng người, lợi chuyển dần sang màu đỏ là đó đã viêm động vào sẽ gây chảy máu.

- Viêm lợi độ trung bình: Lợi có thể là chảy máu dễ dàng, chạm nhẹ đã chảy máu.

- Viêm lợi độ nặng: Có thể tự chảy máu, hoặc có vị gỉ sắt ở trong miệng khi ngủ dậy.

Vệ sinh răng miệng là cách hiệu quả giúp hạn chế viêm lợi.

Tại sao điều kiện vệ sinh tốt mà bệnh viêm răng lợi ngày càng tăng?

Bác sĩ Vũ Trà My - Chuyên khoa Răng - hàm - mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Bệnh viêm lợi rất phổ biến hiện nay, trong cuộc đời mỗi người ít nhất bị vài lần mắc viêm lợi.

Nguyên nhân chủ yếu do việc vệ sinh cá nhân không tốt để mảng bám và cao răng bám nhiều trên răng. Tùy cơ địa từng người mà thành phần enzyme trong nước bọt khiến cao răng bám nhanh hay bám chậm. Ngoài ra, còn một số bệnh lý khiến tình trạng bệnh này nặng hơn như:

- Bệnh đái tháo đường;

- Phụ nữ trong kỳ kinh hoặc khi mang thai;

- Một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc tâm thần sẽ làm tình trạng viêm lợi nặng hơn.
Cách phòng ngừa ngăn ngừa hôi miệng hiệu quả

Bệnh viêm lợi để lâu không điều trị sẽ thành viêm quanh răng dẫn đến tụt lợi, gây hơi thở nặng mùi. Để phòng ngừa viêm lợi, cần lưu ý vệ sinh răng miệng bằng các cách sau:

- Đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, để có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Súc miệng và uống nước sau khi ăn, nhất là sau khi ăn đồ ngọt. Nước súc miệng có chất sát khuẩn, súc nước muối, nước súc miệng không có cồn.

- Không dùng vật nhọn cứng chọc vào răng, gây ra khe hở chân răng, thức ăn thường hay dắt vào nơi đó gây viêm nhiễm. Tốt nhất nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Điều trị viêm lợi: lấy cao răng, dùng chỉ nha khoa.

- Không hút thuốc lá.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X