Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao phải khám sàn chậu sau sinh?

Các sản phụ nên kiểm tra sức khỏe, đánh giá chức năng sàn chậu nhằm dự phòng sa tạng chậu, tư vấn tình trạng rối loạn chức năng sàn chậu sau sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạn sàn chậu không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân, gây ra những rối loạn trên nhiều hệ cơ quan: làm tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, bế tắc đường tiết niệu dưới, táo bón, gây khó chịu vùng chậu, nhiễm khuẩn niệu tái phát và rối loạn chức năng tình dục như đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục, không thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày,… Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng vì mang “bệnh khó nói” và thấy không nguy hiểm tính mạng nên nhiều chị em không đi điều trị, để tình trạng bệnh ngày càng nặng kèm biến chứng. 


Sàn chậu có nhiệm vụ giữ cho các bộ phận nằm đúng chỗ, không bị xa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy.
Sàn chậu có nhiệm vụ giữ cho các bộ phận nằm đúng chỗ, không bị xa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy.

Theo Ths. BSCKII Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Khoa khám Phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: sàn chậu là tổng thể của ba hệ thống: sinh dục ( tử cung, âm đạo), niệu dưới ( bang quang, niệu đạo), tiêu hóa dưới ( trực tràng và hậu môn). Sàn chậu được ví như một cái võng hình thành từ nhiều khối gân và cơ đan xen nhau.Sàn chậu có nhiệm vụ giữ cho các bộ phận nằm đúng chỗ, không bị xa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy. Sàn chậu còn có vai trò đóng mở các lỗ dường tiểu, âm đạo hậu môn, giúp chủ động cho việc đi tiểu tiện và đại tiện, hoạt động tình dục, giúp quá trình sinh sản dễ dàng hơn.

Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn chức năng sàn chậu: là những phụ nữ mang thai sinh con nhiều lần; là những phụ nữ tuổi từ 40-60 có biểu hiện rối loạn chức năng sàn châu, sa sinh dục, là phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh thường bị rối loạn hóc môn sinh dục cũng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng sàn chậu. 

Ths.BSCKII Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng Khoa khám Phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng khuyên bệnh nhân nên đi khám và điều trị bệnh sớm để được tư vấn, điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Nếu để bệnh quá nặng, đặc biệt là sa tử cung mức độ nặng, gây viêm loét, các biến chứng nguy hiểm thì có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Mặc dù thai nghén và sinh nở là chức năng thiên phú và niềm mong mỏi của nhiều phụ nữ, nhưng cũng phải thừa nhận rằng tình trạng mang thai làm thay đổi dáng vóc cơ thể và tâm sinh lý của phụ nữ, sau sinh người phụ nữ cảm thấy lo lắng vì nhiều vấn đề: phục hồi dáng vóc sau sinh, những biểu hiện cơ thể sau sinh, tâm lý thay đổi, vấn đề tình dục sau sinh đặc biệt là những thay đổi của âm hộ tầng sinh môn sau thời kỳ mang thai và sinh đẻ, nhưng lại băn khoăn không biết nên đi khám như thế nào?

Để kiểm tra sức khỏe, đánh giá chức năng sàn chậu nhằm dự phòng sa tạng chậu, bác sĩ tư vấn tình trạng rối loạn chức năng sàn chậu cho các sản phụ sau sinh nên đi thăm khám tại các bệnh viện.

Quy trình khám sàn chậu sau sinh gồm có:

1. Khám tổng quát: 

Khoảng tuần thứ 4 -6 sau sinh, sản phụ nên khám hậu sản  ( nếu có bất kỳ biến chứng nào trước đó, bạn có thể đi khám sớm hơn ngay thời điểm phát hiện ra biểu hiện bất thường). Sản phụ sẽ được khám tổng quát, kiểm tra cân nặng, khám vú, khám âm đạo vùng chậu, làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, theo dõi huyết áp, đường huyết nếu quá trình mang thai có bệnh lý như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra sản phụ có thể làm các xét nghiệm, siêu âm khác nếu cần thiết.

2. Tư vấn:

- Tư vấn về dinh dưỡng

- Tư vấn ngừa thai

3. Thăm khám đánh giá sàn chậu

Bạn sẽ trả lời các câu hỏi của nhân viên y tế liên quan đến những biểu hiện của rối loạn chức năng sàn chậu bao gồm những triệu chứng bất thường đi tiểu tiện và đại tiện trước và sau sinh, bệnh lý trước sinh sau sinh, phương pháp sinh, cân nặng của em bé…Bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ thăm khám và đánh giá sự lành vết thương của vùng âm hộ, đánh giá tình trạng sàn chậu của bạn, đặc biệt sức cơ sàn chậu, từ đó có hướng điều trị hợp lý cho từng cá nhân

4. Tư vấn điều trị rối loạn chức năn sàn chậu

Sau khi thăm khám bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tư vấn kế hoạch điều trị tiếp theo cho bạn. Bộ phận khám phụ khoa tự nguyện sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp phù hợp:

- Hướng dẫn bài tập sau sinh

- Hướng dẫn bài tập cơ sàn chậu

5. Lợi ích của tập luyện cơ sàn chậu

- Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả 80% bệnh són tiểu, són hơi, són phân, mắc tiểu không cầm được, tiểu đêm. Giúp kiểm soát lại hoạt động tiểu tiện và đại tiện theo ý muốn.

- Ngăn ngừa sa các tạng trong vùng chậu, gồm sa tử cung, bang quang, trực tràng.

- Cải thiện cảm giác chốn phòng the.

Hy vọng sẽ mang lại cho các bà mẹ sau sinh sự thoải mái thoải mái và tự tin trong cuộc sống.

Theo BV Phụ sản Hà Nội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X