Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao người bệnh đái tháo đường phải thay đổi thuốc điều trị?

Không phải người bệnh đái tháo đường nào cũng cần duy trì một phác đồ điều trị từ đầu đến cuối. Có nhiều yếu tố khiến bác sĩ thay đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bạn có biết những yếu tố này.

Nếu thuốc gây tác dụng phụ, hãy thông báo cho bác sĩ


Chỉ số hemoglobin A1c nằm ở mức nguy hiểm

Hemoglobin A1c là một xét nghiệm máu quan trọng giúp bác sĩ xác định việc kiểm soát mức đường huyết của người bệnh trong một khoảng thời gian có tốt hay không. Xét nghiệm A1c thường được thực hiện khoảng 3 tháng một lần. Nếu kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và liều lượng thuốc.

Chỉ số đường huyết đo tại nhà thường xuyên xuống thấp hoặc tăng cao

Thời điểm tốt nhất để đo đường huyết là: Khi mới thức giấc (mức đường huyết nên dao động từ 90 - 130 mg/dL), trước khi ăn (mức đường huyết nên dao động từ 70 - 130 mg/dL), khoảng 2 giờ sau bữa ăn (mức đường huyết nên dưới 180mg/dL), trước lúc đi ngủ (mức đường huyết nên dao động từ 110 - 150mg/dL).

Nếu chỉ số đường huyết đo được trong 4 thời điểm trên thường nằm ngoài mức cho phép, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị.

Xuất hiện biến chứng

Loét chân hoặc suy giảm thị lực thường là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của người bệnh đã mất kiểm soát trong một khoảng thời gian dài. Bác sĩ có thể thay đổi thuốc đái tháo đường tạm thời hoặc lâu dài để xử lý những biến chứng này.

Giảm cân

Giảm cân do thay đổi lối sống hoặc can thiệp bằng biện pháp y tế có thể giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Trong trường hợp đo đường huyết tại nhà hoặc xét nghiệm A1c cho thấy mức đường trong máu thấp hơn, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc người bệnh đang uống, thậm chí đề nghị người bệnh tạm dừng thuốc.

Căng thẳng

Căng thẳng thường xuyên làm gia tăng nồng độ hormone cortisol trong máu làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Căng thẳng cũng dẫn đến ăn uống không đúng bữa hoặc thiếu chất, ngủ quá nhiều hoặc thức quá khuya, lười tập thể dục... ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, khi có triệu chứng của căng thẳng, không thể kiểm soát được thì bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh thuốc cho người bệnh

Thuốc gây tác dụng phụ

Một số loại thuốc đái tháo đường có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh như đầy hơi, tiêu chảy, nhiễm trùng đường niệu, nhiễm nấm men, buồn nôn và nôn mửa,... Nếu tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh các loại thuốc đái tháo đường khác để giảm thiểu tác dụng phụ có thể gặp phải.

Theo M. Hiếu - Healthplus/ everydayhealth

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X