Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp?

Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là cắt giảm carbohydrate, cắt giảm đường, bạn còn cần hiểu rõ cơ chế ảnh hưởng của chế độ ăn hàng ngày tới việc quản lý đường huyết.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống phù hợp?

Trên thực tế, khi bạn ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, cơ thể sẽ phải sản sinh các enzyme để phá vỡ carbohydrate thành các phân tử đường nhỏ hơn. Các phân tử đường này sau đó sẽ được hormone insulin vận chuyển ra khỏi máu, tới các tế bào - nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, cơ thể sẽ không xử lý các chất dinh dưỡng đúng cách, cụ thể là quá trình phân hủy carbohydrate và đưa glucose vào tế bào không hiệu quả. Điều này có thể khiến nồng độ đường glucose trong máu tăng cao/hạ thấp bất thường.

Ăn quá nhiều carbohydrate có thể khiến đường huyết tăng cao bất thường

Người bệnh đái tháo đường thường phải dùng thuốc điều trị để hạ đường huyết, giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể góp phần giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Đâu là chế độ ăn uống phù hợp với người bệnh đái tháo đường?

Chế độ ăn phù hợp với người bệnh đái tháo đường cần đạt đủ các tiêu chí như: Bao gồm các thành phần giàu chất dinh dưỡng, ít carbohydrate, nhiều các loại rau củ ít tinh bột, nhiều thực phẩm giàu protein và các chất béo có lợi cho tim.

Các thực phẩm giàu chất xơ nhưng chứa lượng carbohydrate vừa phải như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt… cũng có thể được bổ sung với lượng vừa phải.

Cụ thể, người bệnh đái tháo đường có thể ăn: Các loại rau củ không chứa tinh bột (như bông cải xanh, súp lơ trắng, cà rốt, cà chua, ớt chuông, cần tây), các loại thịt đỏ hữu cơ, thịt gia cầm, cá (đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá thu), trứng, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (như dầu dừa, quả bơ, dầu olive), trà và cà phê không thêm đường/sữa.

Bạn cũng có thể ăn các loại quả hạch (hạnh nhân, hồ trăn, óc chó), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh), các loại trái cây (táo, quả mọng, cam, chuối, lê), các sản phẩm từ sữa không đường… nhưng với lượng vừa phải hơn.

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế, các loại rau củ nhiều tinh bột (như khoai tây, ngô, sắn), các loại thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm nhiều đường (bao gồm cả các loại nước ngọt, nước có gas).

Thực hiện được chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết, cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa một số biến chứng đái tháo đường nhất định. Bên cạnh đó, có chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp bạn giữ cân nặng ổn định hơn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X