Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao cầu vồng được hình thành sau mưa lại tròn?

Xin hỏi nơi nào là nơi lạnh nhất trong vũ trụ? Tại sao cầu vồng được hình thành sau mưa lại tròn và có khi có dạng cầu vòng kép? (Nguyễn Phương Anh).


Thông tin do kính thiên văn không gian Hubble gửi về trái đất cho biết về tinh vân Boomerang nằm trong chòm sao Nhân Mã và cách trái đất 5.000 năm ánh sáng. Giống như mọi tinh vân hành tinh, nó hình thành xung quanh một ngôi sao trung tâm rất sáng. Ngôi sao này thổi bụi, khí ra không gian xung quanh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Các đám bụi, khí bị thổi ra khỏi ngôi sao với tốc độ lên tới 500.000 km/h.

Ngôi sao trung tâm bắt đầu mất vật chất từ khoảng 1.500 năm trước. Vào năm 1995, nhờ kính thiên văn ESO Submillimetre Telescope tại Chile, các nhà khoa học phát hiện tinh vân Boomerang là vùng lạnh nhất mà con người từng biết trong vũ trụ. Nhiệt độ trong tinh vân là -272 oC, chỉ cao hơn 1 oC so với độ không tuyệt đối (mức nhiệt độ thấp nhất trong vũ trụ).

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2... Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn. Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng luôn luôn có dạng một cung tròn.

AloBacsi.vn
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Nông Nghiệp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X