Hotline 24/7
08983-08983

Tai nghe tiếp rộp rộp khi bịt lại và thở mạnh, nguyên nhân vì sao?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Hôm qua em lấy tay bịt mũi và thở ra mạnh để làm giảm nghẹt mũi. Đang thổi và cảm thấy không khí đang truyền ra tai thì em nghe tai trái có tiếng rộp rộp rất to nghe như tiếng bọc nilon bị vo lại. Sau đó tai em rất đau, một lúc sau không đau nữa nhưng giờ cảm giác hai tai không giống nhau ạ. Bác sĩ cho em hỏi hành động thổi tai của em gây ra việc đau tai của em đúng không ạ? Em đang bị gì? Em cảm ơn.

Trả lời
Xì mũi đúng cách. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xì mũi đúng cách. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xì mũi tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ, mũi và xoang thông với nhau qua các lỗ thông xoang. Khi xì mũi không đúng, ta sẽ đẩy nước mũi lẫn với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn vào tai, gây viêm tai hoặc vào xoang gây viêm xoang; hay vào cả tai và xoang gây viêm thêm cả tai và xoang. Xì mũi đúng cách là nên há miệng và xì từng bên. Khi bị nghẹt mũi thì không nên rửa và xì nữa, tốt nhất là đưa đến bác sĩ chuyên khoa để hút ra.

Trường hợp của bạn rất có thể nhiễm trùng đã lan đến vòi nhĩ hoặc tai giữa, gây ra cảm giác bất thường. Bạn nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ kê toa điều trị phù hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Mặc dù xì mũi là phản ứng tự nhiên để tống các chất ứ đọng, các dịch nhầy ở mũi ra ngoài lấy lại sự thông thoáng và dễ thở. Nhưng nếu xì mũi không đúng cách rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi các chất nhày từ xoang chảy tới mũi chứa dịch bị kích thích bởi các yếu tố: nóng, lạnh, bụi... sẽ bị đặc hơn, gây ứ đọng trong mũi.

Thông thường, trẻ em không biết xì ra mà lại hít mạnh vào khiến các chất này đi xuống họng, ngược vào xoang gây viêm xoang. Hơn nữa, khi xì mũi trẻ thường bịt cả hai lỗ mũi để xì làm các chất ứ đọng đó cũng đi ngược vào xoang gây viêm họng, viêm phế quản.

Xì mũi đúng cách sẽ giúp cho người bệnh đẩy được một phần dịch mủ của xoang ra khỏi mũi xoang. Chỉ được xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một, không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí chạy ra.

Khi xì mũi áp lực khí trong vòm mũi họng tăng rất cao, có thể tới +200 mmH2O, nếu xì mũi không đúng cách, tai có thể có tiếng ót rồi ù tai là do khí bị đẩy vào vòi tai và hòm tai kéo theo dịch mủ và vi trùng gây biến chứng như: viêm tai giữa cấp, tắc vòi nhĩ, viêm tai màng nhĩ đóng kín. Không được xì mũi khi mũi ngạt tắc, khi xì mũi chỉ được bịt một bên còn bên kia để thoáng.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X