Hotline 24/7
08983-08983

Tai nạn từ kiến, các mẹ có con nhỏ cần hết sức cảnh giác

Kiến có mặt ở khắp mọi nơi. Nếu để kiến bò vào tai và không phát hiện, khắc phục kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Tổn thương màng nhĩ vì kiến bò vào tai 

Các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viên Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) mới đây vừa tiếp nhận một bệnh nhi D.T.A (10 tuổi, Hạ Hòa, Phú Thọ) có biểu hiện đau dữ dội ở tai.

Theo người nhà bệnh nhi cho biết, chiều ngày 5/11, khi thấy cháu A. kêu khó chịu ở tai nên phụ huynh đã kiểm tra bằng mắt thường nhưng không phát hiện được.

Con kiến sau khi được gắp ra. (Ảnh: Tổ Quốc)
Con kiến sau khi được gắp ra. (Ảnh: Tổ Quốc)

Một ngày sau đó, thấy cháu A. vẫn có biểu hiện khó chịu, đau hơn nên chú của bé đã lấy đèn pin soi vào tai.

Kiểm tra kỹ thì phát hiện thấy có một con côn trùng lạ trong tai nên người nhà đã ngay lập tức đưa cháu đến bệnh viện.

Sau khi dùng dụng cụ nội soi, các bác sĩ BVĐK Hùng Vương đã phát hiện có một con côn trùng chui vào tai của bé gái.

Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã thực hiện gây tê để gắp thành công con côn trùng ra khỏi tai bệnh nhi A.

Theo đó, sau khi gắp ra các bác sĩ phát hiện thấy có một con kiến dài 5mm. Hiện, bệnh nhi đã được về nhà.

Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn phải quay trở lại để khám do con kiến đã gây tổn thương đến màng nhĩ và hòm nhĩ của cháu bé.

Mẹo xử lý khi bị kiến bò vào tai

Những lúc không may bị côn trùng chui vào tai, trước tiên bạn nên cố gắng bình tĩnh hoặc trấn an người bị kiến tấn công.

Trong những trường hợp này, tuyệt đối các bạn không được dùng cây bông gòn, tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy có thể làm cho kiến hoảng sợ, chạy sâu vào trong màng nhĩ. Và biết đâu đấy, trong khi bạn cố gắng thọc cho kiến ra thì lại thọc trúng màng nhĩ của mình. Đương nhiên, đó là điều rất đáng tiếc.

Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên nghiêng người về bên lỗ tai có kiến, lắc lắc cái đầu để kiến chui ra ngoài. Không được lấy tay đập vào lỗ tai, sẽ rất có hại.

Nếu sau khi lắc đầu rồi mà kiến vẫn không chịu chui ra, các bạn nên thực hiện theo những bước sau:

Lấy chai dầu ăn thực vật mà bạn dùng nấu ăn, hoặc chai dầu em bé (dầu khoáng) hay dùng để mát xa cho em bé, rồi nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con kiến hướng lên trên. Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai có kiến để kiến chết ngộp.

Để thành công hơn, bạn nên kéo dái tai về phía sau một xíu, để dầu có thể vào thẳng ống tai, giết chết kiến. Kiến bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có kiến đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.

Trong trường hợp kiến chui vào tai mà bạn biết chắc nó đã... bất tỉnh, không cục cựa gì, bạn cố gắng lắc đầu mà nó không lăn ra, thì bạn nên đỗ ít nước và ống tai để lấy nó ra.

Theo Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X