Hotline 24/7
08983-08983

Tắc ống lệ ở trẻ nhỏ phải xử trí ra sao?

Ở một số trẻ, hai ống nhỏ dẫn vào ống lệ không được hình thành hoàn chỉnh, gây tắc, và vì vậy, nước mắt không có chỗ để thoát ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là tắc ống lệ.

Nước mắt của trẻ được sản xuất từ tuyến lệ (tear gland), nằm ngay dưới xương của chân mày, và chảy qua mắt, đi qua những ống nhỏ xíu dọc hai mí mắt, sau đó được thoát ra khỏi mắt bằng hai ống nhỏ ngay góc trong của mắt (canaliculi), rồi vào ống lệ to hơn (tear duct), đi vào bên trong mũi (xem hình minh họa).

Ở một số trẻ, hai ống nhỏ dẫn vào ống lệ không được hình thành hoàn chỉnh, gây tắc, và vì vậy, nước mắt không có chỗ để thoát ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là tắc ống lệ.

Tắc ống lệ xảy ra ở khoảng 6% trẻ sơ sinh, có thể xảy ra ở một mắt, cũng có thể xảy ra ở cả hai mắt.

Một điều cần biết là trẻ sơ sinh không tự động sản xuất nước mắt trong vài tuần tuổi đầu. Vì vậy, tình trạng ống lệ bị tắt thường không có triệu chứng gì cho đến khi trẻ vài tuần tuổi, hoặc khi bé khóc nhiều, hoặc trong thời tiết lạnh, gió nhiều, gây kích thích sản xuất nước mắt.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ bị tắt ống lệ, trẻ sẽ có thể có những triệu chứng sau đây:

- Nước mắt ứ đọng trong góc mắt của trẻ

- Nước mắt chảy xuống mi mắt và má của trẻ, mặc dù trẻ không khóc

- Dịch nhầy hoặc hơi vàng thấy trong mắt trẻ

- Da có thể hơi đỏ do trẻ lấy tay chà chà vào phần mắt.

Xử trí tắc ống lệ:

- Khi nghi ngờ trẻ bị tắt tuyến lệ, tốt nhất bạn không nên tự chẩn đoán và xử trí tại nhà. Khuyến cáo đối với trẻ sơ sinh nghi ngờ trường hợp này là cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để được đánh giá và tư vấn, đồng thời loại trừ những bệnh nhiễm trùng. Vì trẻ độ tuổi này, nếu có tình trạng nhiễm trùng, sẽ rất dễ bị nhiễm trùng nặng nếu không can thiệp điều trị thích hợp kịp thời, do hệ miễn dịch của trẻ lúc này rất yếu.

- Khi bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán tắc tuyến lệ, và loại trừ khả năng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ cho ba mẹ cách mát xa tuyến lệ 2-3 lần một ngày.

- Nếu có triệu chứng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho bé các loại kháng sinh được đặc chế dùng cho mắt.

- Gần như hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ sẽ tự động khắc phục theo thời gian, thường sau khi trẻ được 1 tuổi. Nếu lúc này, trẻ vẫn bị tắt ống lệ, bác sĩ sẽ có thể tư vấn can thiệp nong ống lệ cho bé. Một số trường hợp có thể cần nong vài lần, tuy nhiên, việc nong tuyến lệ đa số có hiệu quả ở các ca này.

Những điều cần ghi nhớ:

- Tắc ống lệ xảy ra ở 6% trẻ sơ sinh, và thường biểu hiện rõ nhất khi trẻ được vài tuần tuổi.

- Nên cho trẻ đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng, nếu ghi ngờ bệnh.

- Nếu có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho kháng sinh cho mắt.

- Nếu không có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ ba mẹ cách mát xa cho ống lệ.

- Gần như tất cả các trường hợp tắc ống lệ đều tự khắc phục, sau 1 tuổi.

- Nếu sau 1 tuổi mà tình trạng không tự cải thiện, có thể sẽ cần nong ống lệ.

Theo BS Trần Thị Huyên Thảo

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X