Hotline 24/7
08983-08983

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của mướp đắng

Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt, giảm các bệnh ngoài da, bổ máu, lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa.

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, là thực vật nhiệt đới, có nguồn gốc từ In-đô-nê-xi-a. Mướp đắng có thành phần dinh dưỡng phong phú, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể dùng các bộ phận của mướp đắng làm thuốc. Dưới đây là những bài thuốc trị một số chứng bệnh thông thường từ mướp đắng.

- Chữa thận hư, táo bón, giúp sáng mắt: 500g mướp đắng thái mỏng, 250g cánh gà chặt miếng, ướp thêm chút nước gừng, rượu, xì dầu, đường trắng, muối, cho dầu ăn vào xào chín.

- Chảy máu cam: 250g mướp đắng thái mỏng, 50g cỏ tam giác (tề thái, cây tề, địa mễ thái, cải dại) thái nhỏ, 100g thịt lợn nạc thái miếng, chút rượu, muối, mì chính. Cho thịt lợn vào nồi, thêm rượu, muối, nước nấu 5 phút rồi đổ mướp đắng, cỏ tam giác vào nấu thành canh, nêm mì chính. Mỗi ngày một lần.

tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-muop-dang-giadinhvietnam.com 1

- Trị nóng gan, mắt đỏ, đau đầu: 500g mướp đắng, 30g lá dâu, 50g cúc hoa tươi, đun sôi uống, ngày 2 lần.

- Trị sưng tấy, rết cắn: Giã nát lá mướp đắng, đắp lên chỗ sưng tấy hoặc vết rết cắn.

- Chữa liệt dương, di tinh: Hạt mướp đắng sao khô, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 10g với rượu. Mỗi ngày 2-3 lần, cứ 10 ngày là một đợt trị liệu.

- Chữa đau dạ dày: 50g hoa mướp đắng, phơi khô, nghiền nhỏ, chia hai phần, uống với nước ấm. Hoặc mướp đắng phơi khô, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1g, ngày 2-3 lần.

- Chữa mỡ trong máu cao: Mướp đắng bỏ ruột, mỗi sáng, khi bụng còn đói ăn một nửa quả to, ăn sống hoặc xào với dầu thực vật. Ăn liên tục 20 ngày.

- Chữa cao huyết áp: 100g mướp đắng, 500g rau cần tây, đun sôi uống thay nước, tốt với người bị cao huyết áp giai đoạn đầu.

- Chữa tiểu đường: (1) 250g mướp đắng bỏ ruột, thái miếng, nấu chín ăn, cũng có thể thêm 200g đậu phụ nấu canh, ăn cả nước lẫn cái. (2) 250g mướp đắng, 100g thịt trai trai, nấu canh, nêm gia vị vừa ăn, ăn cả nước lẫn cái. (3) Mướp đắng nấu chín, để nguội, nghiền nhỏ, mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g, liên tục 6 tháng, có tác dụng rất tốt trong việc chữa tiểu đường.

- Trị viêm, sưng ruột: 30g rễ mướp đắng, thêm nước, đun uống thay trà.

- Chữa đau mắt đỏ: 15g mướp đắng khô, 10g cúc hoa, đun nước uống.

tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-muop-dang-giadinhvietnam.com 2

- Trị nhức răng do phong hỏa: Mướp đắng giã nát, thêm chút đường trắng, trộn đều, sau 2 tiếng, lọc lấy nước uống. Hoặc rễ mướp đắng giã nát, đắp vào chỗ răng đau nhức.

- Trị mụn nhọt, mề đay: Rễ mướp đắng phơi khô, nghiền nhỏ, thêm mật ong, bôi lên chỗ mụn nhọt, mề đay. Với mụn nhọt sưng đau: Lá mướp đắng phơi khô, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 10g với rượu trắng, hoặc mướp đắng thái miếng, hãm với kim ngân hoa uống thay trà.

- Trị kiết lị: 120g rễ mướp đắng, đun nước uống, ngày 2 lần.

- Chữa ho, viêm phế quản mãn tính: 500g mướp đắng thái nhỏ đun lấy nước, thêm 20 quả đại táo, đun đến khi vỏ táo nứt ra, uống sáng tối.

- Chữa tiểu buốt, tiểu rắt: Một quả mướp đắng nghiền nhuyễn thêm chút đường trắng, trộn đều, sau một tiếng, dùng ăn được.

- Chữa suy nhược thần kinh:  30g mướp đắng, 12g hạnh nhân, 10g chích cam thảo đun nước uống, mỗi ngày 2 lần.

Theo Nguyễn Nga - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X