Hotline 24/7
08983-08983

Tác dụng bất ngờ của quả nhót

Quả nhót, lá nhót, rễ cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhất là các bệnh về tiêu hóa, đại tràng, phổi, hen, đau bụng….

Ảnh minh hoạ

Cây nhót thân gỗ, nhỏ, mọc trườn thành bụi, nhiều cành, dài và mềm đôi khi trên cành có gai. Lá to hình bầu dục, mọc so le, trên mặt màu xanh lục có lấm tấm như bụi, mặt dưới lá màu trắng bạc, bong, có nhiều lông mịn. Cây nhót thuốc nhóm thực vật hoa không tràng thường mọc thành chùm ở đầu cành, quả hình bầu dục, lúc non có màu hanh vàng, khi chín có màu đỏ phủ một lớp phần trắng trên toàn quả.

Cây nhót không chỉ cho quả để ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đường Láng cho biết theo đông y, nhót có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng tốt cho phổi, đại tràng, chữa bệnh hen, cầm bệnh tiêu chảy, kiết lị, thổ huyết, đau bụng.

Có thể ứng dụng quả nhót trong các bài thuốc sau:

Chữa tiêu chảy lấy nhót khoảng 6 - 7 quả, búp ổi 10 gram, nụ sim 8 gram sắc uống ngày 3 lần, mỗi lần 50 ml nước thuốc và uống liền 2 - 3 ngày là hết bệnh.

Cách thứ hai, quả nhót khoảng 7 quả, quả hồng xiêm xanh khoảng 5 quả, vỏ quả lựu 6 gram, nụ vối 5 gram sắc uống trong 2 - 3 ngày trị tiêu chảy rất tốt.

Với những người bị kiết lị mãn tính, có máu có thể lấy rễ cây nhót khoảng 30 gram sao vàng, rễ cây mở lông 20 gram, cỏ sữa 10 gram, lá mua 6 gram sắc uống như trên trong một liệu trình khoảng 15 ngày sẽ tiêu bệnh.

Theo GS Phạm Xuân Sinh, Đại học Dược Hà Nội nhót còn có tác dụng trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Có thể lấy lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Ngoài ra, lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.

Theo Khánh Ngọc - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X