Hotline 24/7
08983-08983

Suy giảm trí nhớ không còn là bệnh của người già

Suy giảm trí nhớ vốn được xem là “bệnh người già”, hiện nay, giai đoạn “hoàng hôn” của trí óc lại đến sớm khi ngày càng có nhiều người độ tuổi 18 – 30 gặp phải tình trạng này.

Khi “hoàng hôn trí óc” gõ cửa sớm

Gần đây, chị T.H.Nhung (29 tuổi), trợ lý cho trưởng phòng kinh doanh của một công ty tài chính liên tục phải đối mặt với chứng hay quên. Lúc thì chị quên gửi email cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ cho sếp thì lúc thiếu giấy tờ này, lúc lại thừa văn bản kia, chị Nhung còn liên tục quên các cuộc hẹn với bạn bè, đối tác...

Chị Hoa (Q.Tân Bình) rất lo lắng khi cô con gái năm sau thi đại học được đầu tư học thêm, thuê gia sư về dạy nhưng gần đây thường xuyên quên bài vở dù trước giờ luôn đạt thành tích cao trong học tập.

GS Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam cho biết, suy giảm trí nhớ hiện không còn là căn bệnh của người già khi mà số người ở độ tuổi 15-30 bị suy giảm trí nhớ ngày càng nhiều, đặc biệt ở nhóm người phải đối mặt với áp lực thường xuyên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Biểu hiện của suy giảm trí nhớ được phân thành 2 nhóm chính: Chứng loạn trí nhớ về không gian (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc...) và chứng quên toàn bộ thoáng qua (quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học...).

Suy giảm trí nhớ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, khiến con người dễ kích động, làm việc chậm chạp, chật vật trong kiếm tiền và xử lý kém các mối quan hệ xung quanh.

Hiệp hội Alzheimer của Úc cảnh báo, 35 không còn là độ tuổi quá sớm để phòng bệnh. Khảo sát mới đây tại tại nước này còn cho thấy, gần 24.500 công dân trẻ mắc hội chứng đãng trí - một dạng suy giảm trí nhớ.

Tại nước ta, chưa có nghiên cứu cụ thể về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần kinh, có khoảng 20 – 30% người dưới 35 tuổi đến khám tại các cơ sở y tế gặp vấn đề về trí nhớ.

Dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa thần kinh


Tuy số người bị suy giảm trí nhớ không ngừng gia tăng nhưng tình trạng này vẫn chưa được quan tâm đúng cách và nhiều người vẫn mặc nhiên coi đây là biểu hiện thông thường của tuổi tác.

Theo báo cáo của Hội Thần kinh học TPHCM, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý điều trị và có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó.

GS Hinh cho hay, mất tập trung, hay quên có thể là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý do thoái hóa thần kinh. Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3.000 tế bào quan trọng này. Qúa trình này tác động nhiều đến sự ghi nhớ của não.

Cải thiện suy giảm trí nhớ

Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 11/2012 - 4/2014 cho thấy, 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ có bất thường trên MRI não với teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất. Những tổn hại nghiêm trọng này rất khó phục hồi.

Đây chính là hệ quả của quá trình tiến triển từ suy giảm trí nhớ dẫn tới sa sút trí tuệ. Chính vì vậy, ngay khi có những vấn đề về trí nhớ, người bệnh cần chú ý và đi khám để có được biện pháp điều trị, cải thiện trí nhớ phù hợp, kịp thời.

Các hoạt chất sinh học có trong Blueberry giúp chống gốc tự do, cải thiện trí nhớ

Theo GS Hinh, suy giảm trí nhớ có biểu hiện đa dạng, có thể liên quan đến bệnh hoặc do tâm lý. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý…

Cần đảm bảo các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và kết hợp chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể chất phù hợp. Đối với những người bận rộn và hay lâm vào tình trạng stress, cách để “giữ chân” trí nhớ chính là sắp xếp công việc hợp lý, có kế hoạch cho những việc cần làm trong ngày, để đầu óc thư giãn và nghỉ ngơi sau khi hết giờ làm việc.

Đặt ra giờ ngủ và dậy cụ thể, tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, nên “tập nhớ” bằng cách học ngoại ngữ , số điện thoại, lời bài hát, nhắc nhớ các kỷ niệm, sắp xếp đồ đạc cố định, ngăn nắp.

Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cũng cho thấy, việc bổ sung chất chống gốc tự do thiên nhiên từ Blueberry (có nguồn gốc Bắc Mỹ) có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của độc chất này một cách hiệu quả.

Hoạt chất sinh học Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry làm vô hiệu hóa các gốc tự do, tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não.

Theo Bình Minh - An ninh thủ đô

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X