Hotline 24/7
08983-08983

Sưng đau cổ chân, acid uric cao, có nên tập vật lý trị liệu giảm triệu chứng?

Câu hỏi

Chào BS, Ba em bị suy thận mạn giai đoạn 4, tăng huyết áp, acid uric 11.9 ( bt 2.4-7), kali 6.3, mấy ngày nay bị sưng đau ở cổ chân phải, đi lại sưng đau nhiều hơn. Không biết có phương pháp vật lý nào để làm giảm triệu chứng trên không ạ?

Trả lời
Sưng đau cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng đau cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bố của bạn đang bị sưng đau cổ chân nên việc tập vật lý trị liệu thời điểm hiện tại là không phù hợp. Với chỉ số acid uric máu cao, rất có khả năng triệu chứng đau là do bệnh gout.

Bạn nên đưa bố khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp để kê toa thuốc giảm đau và phòng ngừa phù hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi acid uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.

Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.

Dấu hiệu bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

- Khớp đau đột ngột, dữ dội và sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm;
- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào;
- Khớp chuyển sang màu sưng đỏ;
- Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Giảm cân nếu bạn đang béo phì;
- Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống;
- Ngừng uống rượu;
- Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia;
- Tập thể dục hằng ngày;
- Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người);
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine;
- Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo;
- Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc;
- Tránh ăn hải sản và thịt đỏ;
- Uống nhiều nước.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X