Hotline 24/7
08983-08983

Sử dụng đũa sai cách gây ung thư cho cả gia đình

Một đôi đũa có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút. Một nửa số người được kiểm tra ở Trung Quốc phát hiện có mầm bệnh dạ dày, viêm loét hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Hầu hết các vi khuẩn này được truyền qua đũa ăn. Sử dụng đũa không đúng cách, rất dễ bị nhiễm bệnh như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, thậm chí ung thư gan, ung thư dạ dày.

Ảnh minh họa
Nhiều người trên bàn ăn sử dụng đũa để gắp vào cùng một món ăn, những vi sinh vật gây bệnh này sẽ lây lan qua đũa, gây nhiễm trùng chéo.

Nhiều người nghĩ rằng, đã là thành viên trong một gia đình thì nên được thoải mái và tự do trong khi ăn, vì vậy nhiều người sử dụng đũa gắp chung vào các món ăn (đũa ăn nhúng vào bát canh) khiến cho vi-rút và vi khuẩn bị lây nhiễm chéo.

Hầu hết những người mắc bệnh truyền nhiễm đều có tính chất liên quan đến yếu tố gia đình, điều đó có nghĩa là cơ hội lây nhiễm cao hơn cho gia đình nếu một người có bệnh mà ăn chung như vậy.

Sau khi nhiễm Helicobacter pylori, 100% người sẽ bị viêm dạ dày, và 50% trong số họ không có triệu chứng. 10% đến 15% số người sẽ phát triển bệnh loét, chẳng hạn như loét dạ dày, loét tá tràng, còn có một số ít người có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

Sai lầm khi dùng đũa dễ rước bệnh

Theo các xét nghiệm, một đôi đũa dơ bẩn có thể mang hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn vi khuẩn và vi-rút.Một khi sử dụng đũa như vậy, rất dễ bị các bệnh liên quan như viêm gan, kiết lỵ, sốt thương hàn, viêm dạ dày ruột cấp tính và những bệnh tương tự.

Chà đũa quá mạnh

Nhiều người cho rằng chỉ có chà đũa thật mạnh mới có thể làm sạch đũa. Thực tế đây là phương pháp làm sạch sai lầm nhất. Bởi vì cách làm như vậy rất dễ khiến lớp bề mặt của đũa bị bong ra và trở nên thô ráp, đồng thời cung cấp không gian cho vi sinh vật phát triển. Phương pháp làm sạch chính xác nhất là nên dùng miếng bông rửa bát kỳ sạch đũa dưới vòi nước chảy.

Đũa vừa rửa xong đã cất ngay vào ống đựng đũa

Có người nghĩ rằng đặt chân đũa vào ống đựng đũa có thể tránh nhiễm khuẩn ở chân đũa. Thực tế đây là điểm mù sức khỏe dễ bị bỏ qua nhất. Bộ phận đáy của ống đựng đũa vì thường có nước, nó tương đối ẩm, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Phương pháp chính xác nhất là nên rửa sạch hoàn toàn đũa, phơi khô sau đó mới để vào ống đựng đũa.

Dùng đũa ăn cơm để chiên rán thực phẩm

Sau khi đũa được dùng để chiên rán sẽ biến đổi thành màu đen, độ cứng giảm rất dễ gây mốc, bị mủn và bụi bẩn, các loại đũa sơn có chứa các kim lại nặng như chì và crom, nếu dùng loại đũa này để chiên rán có thể trúng độc kim loại nặng và dẫn đến ung thư.

Không rửa luôn bát đũa sau khi ăn

Nhiều người có thói quen sau khi ăn xong, bát đũa thường để trên bàn rất lâu không rửa hoặc là đem ngâm bát đũa trong bồn nước một thời gian dài, điều này rất dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đũa, thậm chí có thể xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó rửa sạch. Đũa kim loại dễ có khả năng gây ra các chất kim loại ở bề mặt. Do vậy, thói quen rửa bát đũa ngay sau khi ăn xong mới giúp loại bỏ vi khuẩn tốt nhất.

Để chung đũa khô và đũa ướt

Thói quen của một số người, sau khi rửa xong đũa bỏ luôn vào hộp đựng đũa, môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh vi khuẩn. Phương pháp chính xác nhất là sau khi rửa sạch đũa, nên phơi hoặc lau khô trước khi để vào hộp đũa, đũa ướt và đũa khô nên để riêng biệt tránh nhiễm vi khuẩn chéo.

Không khử trùng hoặc thay đũa theo định kỳ

Ngoài việc làm sạch kịp thời và chính xác, khử trùng đũa ở nhiệt độ cao theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp sử dụng đũa lành mạnh. Bảo đảm mỗi tuần khử trùng ở nhiệt độ cao một lần, bằng cách cho đũa vào nước đun sôi ở 100 ° C trong thời gian 5 phút, có thể đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất.

Ngoài ra,đũa cũng có hạn sử dụng, đũa quá hạn sử dụng có thể bị nhiễm vi khuẩnnhư Staphylococcus aureus, Escherichia coli và các vi khuẩn gây bệnh khác rất khó làm sạch. Đũa tre thông thường và đũa gỗ, thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng.

Đũa là vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm của các gia đình ở các nước châu Á. Tuy nhiên, đôi đũa cũng có thể ẩn chứa không ít vi khuẩn hại sức...

5 loại đũa đừng dùng kẻo rước bệnh cho cả nhà

1. Đũa bị nấm mốc

Cấm kỵ dùng đũa mốc
Cấm kỵ dùng đũa mốc

Nhiều gia đình sau khi rửa bát đũa xong không để khô hoàn toàn đã ngay lập tức cất vào tủ hay giá để đũa. Theo thời gian sẽ tạo nên môi trường ẩm ướt,  giúp vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển ngay trên bề mặt đũa, gây nấm mốc.

Khi đũa bị nấm mốc, nó có thể tạo ra độc tố aflatoxin, một chất gây ung thư có độc tính cao, gây tổn thương gan rất nghiêm trọng. Nếu đũa nhà bạn đã bị mốc, đừng ngại vứt đi.

2. Đũa bị xước, bong sơn

Các nhà sản xuất đũa thường chải một lớp sơn lên bề mặt đũa để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào đũa. Nếu đũa nhà bạn đã bị bong tróc lớp sơn này hoặc có dấu hiệu bị xước nhiều, bề mặt thô ráp sẽ rất dễ nuôi vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên thay thế những đôi đũa bị trầy xước, bong tróc càng sớm càng tốt.

3. Đũa dùng một lần

Hãy cẩn thận khi sử dụng đũa dùng một lần. Một số nhà sản xuất có thể sử dụng lưu huỳnh để xông khói trong quá trình sản xuất đũa dùng một lần và lưu huỳnh sẽ sản sinh ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu những chiếc đũa dùng một lần này được sử dụng thường xuyên thì điôxit lưu huỳnh được giải phòng bởi nhiệt sẽ theo thức ăn vào miệng, ăn mòn niêm mạc hô hấp, gây ung thư.

Hơn nữa, một số đũa dùng một lần còn được tẩy trắng bằng hydrogen peroxide. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản, thậm chí cả dạ dày. Đồng thời, một số người cũng sử dụng bột talc để đánh bóng đũa dùng một lần. Loại bột này nếu tiếp xúc quá nhiều sẽ gây hại cho phổi.

Đũa dùng một lần, hiểm họa khôn lường
Đũa dùng một lần, hiểm họa khôn lường

4. Đũa nhựa nhiều màu sắc

Đũa nhựa đẹp mắt được nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, loại đũa này được làm chủ yếu từ melamine và formaldehyde. Ở nhiệt độ cao, những chất này dễ phân hủy thành các hóa chất độc hại, gây tổn thương tới sức khỏe.

Đặc biệt, khi đũa nhựa có dấu hiệu đổi màu, nứt thì càng có nguy cơ gây bệnh, vì thế đừng dại sử dụng những đôi đũa như vậy.

5. Đũa có mùi lạ

Nếu cầm đũa lên và bạn ngửi thấy có mùi chua, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm bẩn hoặc đã hết hạn sử dụng. Đũa bốc mùi chứng tỏ vi khuẩn trong đũa đã sản sinh rất nhiều, nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng thức ăn, gây tổn hại tới cơ thể.

4 kiểu đũa an toàn, có thể sử dụng

Đũa tre

Đũa trẻ làm từ tre tự nhiên, thân thiện và an toàn với môi trường, lại bền, có tính tiết kiệm cao. Đũa tre được chia thành đũa tre carbonized hoặc đũa tre không có carbonized. Đũa tre carbonized có tính bền cao, không dễ dàng bị biến đổi khi tiếp xúc với nhiệt, khó ẩm mốc, có thể sử dụng lâu dài.

Đũa gỗ

Các đũa gỗ được làm bằng vật liệu gỗ tự nhiên. Giống như đũa tre, đũa gỗ dễ xử lý, nhẹ, yếu độ dẫn nhiệt và dễ sử dụng.

Tuy nhiên, nếu đũa gỗ được sử dụng trong một thời gian quá dài, nó dễ bị trầy xước, nấm và vi khuẩn sẽ sinh sôi, đặc biệt dễ bị nấm mốc. Do đó, đũa gỗ nên được thay thế 3-5 tháng một lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đũa thép không gỉ

Đũa bằng thép không gỉ  vừa bền lại không dễ bị ẩm, nấm mốc, dễ vệ sinh và sạch sẽ. Tuy nhiên, loại đũa này có độ dẫn nhiệt mạnh, không thích hợp cho người già và trẻ em. Khi sử dụng đũa bằng thép không gỉ, tránh tiếp xúc với giấm và muối trong một thời gian dài, và không sử dụng axit mạnh và kiềm để làm sạch chúng, để không hòa tan các kim loại nặng.

Đũa gốm 

Đũa gốm dễ dùng, không ẩm mốc, so với đũa bằng thép không gỉ, độ dẫn nhiệt đũa gốm yếu, sẽ không gây bỏng miệng khi ăn. Tuy nhiên, đũa gốm có trọng lượng nặng, không dễ sử dụng, dễ phá vỡ và giá cũng cao.

AloBacsi tổng hợp (Theo Tiền Phong/ Khám phá)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X