Hotline 24/7
08983-08983

Sốt cao, rét run, có nên đắp chăn?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, hôm trước nhỏ bạn em bị sốt, rét run, mấy người khác liền lấy chăn đắp, đóng kín cửa. Như vậy có đúng không ạ? Vì em từng biết một trường hợp hạ sốt không đúng cách, quấn thật kín dẫn đến câu chuyện rất đau lòng.

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Sốt cao rét run ở người lớn là tình trạng nhiệt độ cơ thể từ 38,5 độ C trở lên khi đo ở nách và miệng hoặc từ 39 độ C trở lên khi đo ở lỗ tai và trực tràng kèm cảm giác lạnh run do sốt gây nên.

Điều mâu thuẫn là khi sốt, cơ thể tăng nhiệt độ thì phải cảm thấy nóng, nhưng thực tế người bệnh lại cảm nhận những cơn rét run. Đó là vì, khi bạn sốt cơ thể xảy sinh nhiệt tăng và mất nhiệt giảm. Sinh nhiệt tăng nhờ run rẩy và mất nhiệt giảm đi do co mạch. Nhờ hai quá trình này nên làm cho bạn có cảm giác rét run.

Ngoài ra khi sốt, các hoá chất trung gian sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật gây ra phản xạ giãn mạch, vã mồ hôi tạo nên cảm giác nóng lạnh rất khó chịu. Bên cạnh đó, khi thấy cơ thể rét run, vùng dưới đồi trên não bộ của bạn lại tưởng rằng nhiệt độ cơ thể đang thấp nên dùng mọi biện pháp để nâng nhiệt độ cao hơn. Do đó, nhiệt độ cơ thể tuy ngày càng cao nhưng bạn vẫn có cảm giác rét run.

Vì thấy rét, lại sợ gió nên người bị sốt thường có thói quen đóng kín cửa, đắp chăn (mền). Đây là quan điểm sai lầm, vì thường càng đắp chăn càng lạnh là do hiện tượng co mạch ngoại vi.

Đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Sốt cao không hạ thân nhiệt kịp thời sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây các biến chứng như co giật.

Do đó, khi bị sốt thì không được đắp chăn, lau người hoặc tắm bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

Nếu thân nhiệt từ 39 độ C trở lên cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nên uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Trường hợp sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp; Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C; Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: Bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu…; Sốt trên 2 ngày thì cần đến bệnh viện để kiểm tra bạn nhé!

Trân trọng!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X