Hotline 24/7
08983-08983

Sống chung và kiểm soát bệnh hen, dị ứng

“Sống chung và kiểm soát bệnh hen, dị ứng” là chủ đề tiếp theo trong chuỗi chương trình Tư vấn sức khỏe và tầm soát của Phòng khám Bác sĩ gia đình - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sáng ngày 7/4.

Với chủ đề này, chương trình nhằm mang đến các kiến thức cần biết về bệnh hen phế quản, phòng ngừa và kiểm soát dị ứng, phát hiện sớm bệnh hô hấp mạn tính qua chia sẻ của 3 báo viên ThS.BS.CK2 Nguyễn Dương Hồng Trang - Khoa Hô Hấp BV Nhân dân Gia Định; PGS.TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp - Trưởng khoa Thận - Máu - Nội tiết BV Nhi Đồng 2; ThS.BS Trần Ngọc Thanh - Giảng viên bộ môn Sinh lý - phụ trách Phòng thăm dò chức năng hô hấp Phòng khám y khoa Phạm Ngọc Thạch.

ThS.BS.CK2 Nguyễn Dương Hồng Trang trình bày bài báo cáo với chủ đề  Tìm hiểu về hen phế quản

Mở đầu chương trình với chủ đề “Tìm hiểu về hen phế quản” BS Hồng Trang  cho biết, bệnh hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh viêm mạn tính, luôn tiềm tàng trong trong cơ thể người bệnh, được biểu hiện bởi những cơn khó thở, khò khè khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây co thắt phế quản, tình trạng khó thở thay đổi theo thời gian và là bệnh có yếu tố di truyền.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen, ở Đông Nam Á, tỉ lệ người lớn mắc bệnh là 12%, ở trẻ em là 15% (riêng ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc hen cao nhất Châu Á 29%). Tỉ lệ di truyền, trong gia đình có người mắc bệnh hen tỉ lệ mắc bệnh hen của những  người còn lại là 33%.

Các yếu tố dị ứng tác động vào các tế bào viêm mạn

Các tế bào viêm bị kích hoạt làm cơ trên thành phế quản co thắt, mỗi bệnh nhân có các yếu tố gây dị ứng khác nhau, cảm xúc quá mức cũng có thể làm phế quản co thắt, khi phế quản bị co thắt thì dẫn đến tắc nghẽn đường thở và là nguyên nhân làm cho bệnh nhân hen bị khó thở.

PGS.TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp

Các yếu tố gây dị ứng như là: nhiễm siêu vi, viêm phế quản - phổi, thai kỳ, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, thời tiết lạnh, vận động quá sức, quá buồn, quá vui, lông súc vật, con mạt, khói thuốc lá, lông thú, bụi nhà, thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, nước hoa, khói nhang…

Bệnh hen có biểu hiện như thế nào?

Bệnh nhân hen thường có tình trạng dị ứng (dị ứng da mạn tính, bệnh chàm, viêm mũi dị ứng); cơn khó thở dạng hen xảy ra sau khi tiếp xúc với yếu tố gây kích thích phế quản (dị ứng).

ThS.BS Trần Ngọc Thanh - Giảng viên bộ môn Sinh lý - phụ trách Phòng thăm dò chức năng hô hấp Phòng khám y khoa Phạm Ngọc Thạch

Giai đoạn trước khi khó thở có các triệu chứng báo trước như: ngứa da, nổi mẩn da, ngứa mũi - mắt - họng, chảy nước mũi, nước mắt, ho khan hoặc không có giai đoạn này, giai đoạn khó thở (lên cơn hen) phải ngưng làm việc, khò khè, khó thở, nặng ngực, nếu cơn nặng có thể gây tím, ngưng thở, dẫn đến tử vong (cơn ác tính), giai đoạn hồi phục (sau cơn) có thể hoàn toàn bình thường.

Tầm soát hen khi nào?

Tầm soát hen khi có cơn khó thở dạng hen nhiều lần, ho nặng ngực sau khi tiếp xúc các yếu tố dị ứng, có người trong gia đình bị hen, người bệnh có triệu chứng dị ứng, khó thở hoặc ho dai dẳng…

Theo BS Hồng Trang, bệnh nhân hen nếu điều trị tốt thì người bệnh có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, cơn ít xuất hiện và có thể không có cơn khó thở, phụ nữ vẫn có thể mang thai và sinh con.

Cách điều trị hen

Điều trị kiểm soát (duy trì, phòng ngừa): Điều trị tại nhà, sử dụng thuốc qua đường hít bằng miệng từ 1- 2 lần/ngày, các dụng cụ cung cấp thuốc nhỏ, nhẹ (dể mang theo), các dụng cụ dễ sử dụng, thuốc ít tác dụng phụ, tái khám 2-3 tháng/lần.

Điều trị cơn hen cấp (cắt cơn): Người bệnh phải nhập viện, phải sử dụng máy phun khí dung, thuốc uống - tiêm, cơn hen ác tính phải dùng máy giúp thở,

Cuối cùng BS Hồng Trang đưa ra kết luận: Số người mắc bệnh hen ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, hen là bệnh có thể kiểm soát tốt vì vậy cần chẩn đoán sớm và điều trị đúng, phổ biến những điều cần biết về hen để người bệnh tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa.

Chủ đề tiếp theo “phòng ngừa và kiểm soát dị ứng” do PGS.TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp trình bày.

BS Hiệp trực tiếp giải đáp thắc mắc cho những người tham dự buổi sinh hoạt

Theo Y tế thế giới, di ứng là bệnh mạn tính đứng hàng thứ 4, đa số là bệnh suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, dị ứng thức ăn với các biểu hiện tầm thường, thường xray ra, mang tính chất lặp đi lặp lại, gần 5% dưới dạng nặng, sốc phản vệ phải cấp cứu.

Tại sao tần suất dị ứng không ngừng tăng?

Nhà ẩm ướt, vật nuôi trong nhà, tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất trong mỹ phẩm, vật dụng vệ sinh nhà…

Phòng ngừa và kiểm soát dị ứng

30 % trẻ mắc bệnh đường hô hấp tái phát thường xuyên (suyễn, viêm mũi dị ứng…) bị dị ứng, Tiền căn gia đình, cả 2 cha mẹ bị dị ứng thì nguy cơ con bị dị ứng là 65%, 1 người trong cha mẹ bị dị ứng nguy cơ 30%, cả 2 cha mẹ không bị dị ứng nguy cơ 15%. Ngoài ra, nhiều cơ quan ngoài đường hô hấp khác cũng mắc bệnh (ngoài da, dị ứng thức ăn…).

Nghĩ đến dị ứng khi: Đợt nhiễm trùng không sốt, hoặc sốt nhẹ, đợt nhiễm trùng không đáp ứng với kháng sinh, gia đình có tiền căn dị ứng, tiền căn bản thân: Cơ địa dị ứng (dị ứng thức
ăn, mề đay, chàm…), viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần (viêm mũi họng, viêm tai giữa, suyễn…), ho, khò khè, ho khi gắng sức, nghẹt mũi, nhảy mũi thường xuyên, viêm xoang, ngứa mắt, tai.

Chẩn đoán dị ứng: Trường hợp dễ: triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị ứng nguyên (trẻ lên cơn suyễn sau khi vuốt con mèo), Trường hợp khó: cần hỏi kỹ, chi tiết, lập lại.

Tác nhân gây dị ứng có thể do con mệt, con ve bét hoặc con dán.

Phòng ngừa và kiểm soát dị ứng

Không hút thuốc lá trong thai kỳ, không khói thuốc lá thụ động, không ăn kiêng khi có thai, cho trẻ bú mẹ ít nhất 4-6 tháng đầu, nếu trẻ nhũ nhi có chàm thể tạng (lác sữa) xem thức ăn của
mẹ (qua sữa mẹ), có biện pháp phòng chống mạt nhà (để phòng thông thoáng, không sưởi ấm quá mức, tránh ẩm mốc…), nên dùng nệm và gối bằng chất tổng hợp, thường xuyên vệ sinh giường ngủ…

Phòng ngừa kiểm soát dị ứng bằng một số thuốc: Loratadine, Cétirizine, Antileukotriènes, Ketotifene.

Theo BS Hiệp phòng ngừa kiểm soát bằng giải dị ứng với những trường hợp bị dị ứng rất nặng, tái đi lại nhều lần.

“Làm sao để phát hiện sớm bệnh hô hấp mãn tính” là chủ đề cuối cùng của chương trình do ThS.BS Trần Ngọc Thanh trình bày.

Các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen phế quản (suyễn), bệnh dị ứng đường hô hấp, bệnh phổi nghề nghiệp, tăng huyết áp phổi, giãn phế quản.

ThS.BS Trần Ngọc Thanh cho biết, khi có các triệu chứng như ho, khạc đàm, khó thở, khò khè, nặng ngực, thở mệt hoặc hụt hơi, ngủ ngáy kéo dài trên 6 tuần thì nên đi kiểm tra liền để biết mình có mắc bệnh mãn tính hay không.

Bệnh hô hấp mãn tính gây ra các hậu quả như giảm chức năng phổi, giảm chất lượng cuộc sống, suy tim, đột quỵ.

Cô Hằng Tâm là khán giả may mắn được chọn từ các phiếu bốc thăm của chương trình nhận phần thưởng do Phòng khám Bác sĩ gia đình - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo ThS.BS Trần Ngọc Thanh việc phát hiện bệnh sớm rất là quan trọng, vì vậy mỗi người nên ý thức về việc kiểm tra, tầm soát sức khoẻ thường xuyên trước khi có nhiều các biểu hiện của bệnh để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Trước khi kết thúc chương trình 3 báo cáo viên đã dành thời gian để lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của những người tham dự tại buổi sinh hoạt.

Nguyễn Chúc
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X