Hotline 24/7
08983-08983

Sodium làm tăng, potassium làm giảm huyết áp

Cao huyết áp là sát thủ thầm lặng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính gần 51% trường hợp tử vong vì đột quỵ và 45% vì bệnh tim đều do cao huyết áp gây ra.


Thực phẩm giàu khoáng potassium là cá ngừ, cá hồi, sữa chua, sữa không béo, trứng, hạt macadamia, quả hạnh, nấm, cám gạo, và nhất là chuối.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn mặn (do sodium của muối) như chế độ ăn uống kiểu Tây phương hiện nay, có thể dẫn đến chứng cao huyết áp. Tuy nhiên, ăn thực phẩm nhiều potassium lại giúp làm giảm huyết áp.

Vai trò của potassium

Cơ thể cần khoáng potassium để dẫn truyền tín hiệu thần kinh, kiểm soát việc co cơ, điều hoà nhịp tim, giúp vận chuyển dưỡng chất đi vào và loại chất thải ra khỏi tế bào. Potassium cũng còn giúp duy trì sức khoẻ của xương và làm giảm rủi ro sạn thận.

Một nghiên cứu tổng hợp mới đây của Alicia McDonough, giáo sư về tế bào học và sinh học thần kinh (đại học Southern California) cho thấy: chế độ ăn uống giảm sodium (giảm muối) là giải pháp tốt để giảm huyết áp, nhưng một chế độ ăn tăng potassium vẫn có hiệu quả làm giảm huyết áp không kém.

Trong một số nghiên cứu dựa trên quần thể (population studies), giáo sư McDonough nhận thấy, chế độ ăn uống nhiều potassium (đo qua bài tiết nước tiểu, hoặc khẩu phần ăn) có liên quan đến việc làm hạ huyết áp, dù có ăn nhiều sodium. Những nghiên cứu khác dựa trên uống các viên bổ sung potassium cũng cho kết quả tương tự.

Những nghiên cứu trên loài gặm nhấm về tỷ lệ tiêu thụ sodium và potassium, đã giúp giải thích cơ chế về sự tương tác giữa hai loại khoáng này. Có thể cơ thể sử dụng sodium để kiểm soát mức potassium trong máu.

GS McDonough cho rằng, chế độ ăn uống cao potassium làm thận thải ra muối (sodium) và nước nhiều hơn. Mức thải potassium cũng tăng. Ăn thực phẩm cao potassium chẳng khác gì uống thuốc lợi tiểu. Theo bà, potassium cần thiết để duy trì huyết áp trong mức bình thường. Nếu chỉ giảm ăn mặn (giảm sodium) thôi, thì có thể chưa đủ để kiểm soát huyết áp.

Hồi xưa con người ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại hạt…, là những loại thực phẩm có rất nhiều potassium, nhưng lại ăn ít sodium. Vì đâu dễ tìm ra muối, nên có xu hướng thèm ăn… mặn. Khao khát tự nhiên này được thoả mãn khi công nghiệp thực phẩm phát triền, muối tràn ngập trong các thực phẩm chế biến, trên cả mức chúng ta cần.

Đồ mặn thoả mãn, nhưng lại xa rời trái cây rau củ quả. Nói cách khác, ăn nhiều sodium, nhưng lại ít potassium, đã làm tăng đáng kể rủi ro bị cao huyết áp.

Khoáng potassium có nhiều ở đâu?

Thực phẩm chứa nhiều khoáng potassium là: cá ngừ, cá hồi, sữa chua, sữa không béo, trứng, hạt macadamia, quả hạnh, nấm, cám gạo, và nhất là chuối.

Theo tường trình của viện Y học quốc gia (Institute of Medicine) năm 2004, mức tiêu thụ potassium ở người lớn nên ít nhất khoảng 4,7g mỗi ngày để làm hạ huyết áp. Mức tiêu thụ này có thể làm giảm đi ảnh hưởng (tiêu cực) của muối, giảm rủi ro sạn thận, giảm độ mất xương (bone loss) (*) .

GS McDonough đề nghị, nhãn thực phẩm nên ghi thêm hàm lượng potassium để người tiêu dùng chọn lựa.


(*) Xương cũ mất nhiều hơn xương mới hình thành để thay thế

Nguồn: Potassium as important as sodium for healthy blood pressure  -https://www.medicalnewstoday.com/articles/316823.php

Theo Khương An - Thế giới hội nhập/ TGTT

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X