Hotline 24/7
08983-08983

Sơ cứu khi bị bỏng do tiếp xúc với hóa chất: Những điều cần làm để giảm tổn thương

Bỏng do tai nạn khi sử dụng hóa chất cũng rất nguy hiểm nếu như chúng ta không sơ cứu kịp thời.

Bỏng là tai nạn rất dễ gặp do chúng ta không để ý. Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, hóa chất... Bỏng do tai nạn khi sử dụng hóa chất làm thí nghiệm trong học tập thường ít khi xảy ra nhưng cũng rất nguy hiểm nếu như chúng ta không sơ cứu kịp thời.

Sơ cứu khi bị bỏng do tiếp xúc với hóa chất: Những điều cần làm ngay để giảm tổn thương - Ảnh 1.

Cẩn thận với hóa chất trong phòng thí nghiệm thực hành

Vừa qua, nhiều người xôn xao về tai nạn xảy ra với nữ sinh Đinh Diệp Anh lớp 12A2, trường THPT Phan Đình Phùng do nổ hóa chất trong phòng thực hành môn Hóa. Đó vào ngày 05/02/2017, cuối giờ thực hành Hóa, cụ thể, lúc 9h45 cuối giờ học tiết 3, sau khi thực hành xong, học sinh tiến hành dọn dẹp, có 1 số học sinh nam nghịch đốt mẩu giấy phenolphtalein cho vào chiếc cốc khô, bên trong không đựng gì.

Học sinh Nguyễn Đăng Vũ đã lấy lọ nhựa đựng C2H5OH bên trong còn khoảng 50 ml và đổ vào cốc đó nên bị bắt lửa cháy vào chai nhựa, làm nổ chai nhựa dẫn tới 3 học sinh đứng gần đó bị bỏng gồm các em Nguyễn Đăng Vũ, Lê Nguyên Thế, Đinh Diệp Anh cùng học lớp 12A2. Đây là sự việc xảy ra ngoài ý muốn, vì thế các trường học nên cảnh giác hơn với việc sử dụng hóa chất và quản lý phòng thực hành.

Theo BS Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng - BV Xanh Pôn, bỏng hóa chất là tai nạn không hiếm gặp, chủ yếu do bệnh nhân gặp tai nạn khi tiếp xúc (gồm cả tiếp xúc ngoài da lẫn uống vào bụng) với các chất axit, kiềm.

So với các loại bỏng khác, bỏng do hóa chất thường gây nên những tổn thương sâu, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, cách sơ cấp cứu với loại bỏng này cũng gần tương tự như sơ cấp cứu các trường hợp bỏng do nhiệt.

Sơ cứu khi bị bỏng do tiếp xúc với hóa chất: Những điều cần làm ngay để giảm tổn thương - Ảnh 2.Bàn thực hành thí nghiệm hóa học tại Trường THPT Phan Đình Phùng (Ảnh: Thanh niên)

Bổng cồn là trường hợp bỏng hóa chất thường gặp nhất bởi lửa cồn có màu trắng nên nhiều người không nhận ra. Khi sử dụng nhiều người không để ý tưởng rằng ngọn lửa đã tắt hoặc đã hết cồn nên đổ thêm cồn vào, vì cồn dễ bắt lửa nên bùng lên gây cháy.

Khi sử dụng nấu, nướng hay trong những việc khác nên hạn chế sử dụng cồn nước. Vì đặc thù nếu để đổ ra ngoài hoặc để đổ lên người sử dụng sẽ bốc cháy rất nhanh, dễ gây phỏng nặng.

Tai nạn bỏng, đặc biệt là bỏng cồn thường khiến vết bỏng sâu, dễ gây biến chứng, để tránh những tai nạn xảy ra từ cồn nước. Cồn nước tuy không có khả năng gây nổ nhưng rất dễ cháy lan.

Làm gì khi bị bỏng hóa chất?

Theo BS Nguyễn Thống, với những người bị bỏng, đầu tiên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng, loại bỏ quần áo hay đồ trang sức dính hóa chất, tưới nước rửa sạch lên vùng da bỏng... sau đó chuyển ngay đến bệnh viện cấp cứu.

Về nguyên tắc, tất cả các loại bỏng đều gây tổn thương da và tùy theo từng độ bỏng (bỏng sâu, bỏng rộng) bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Quá trình sơ cấp cứu khi bị bỏng hóa chất rất cần thiết và không kém phần quan trọng để việc cứu chữa nạn nhân bỏng hiệu quả hơn.

Khi bị bỏng, cần tìm cách dập lửa bằng nước lã, sau đó xem bệnh nhân có cần cấp cứu khẩn cấp không, nếu khẩn cấp thì cần cấp cứu tại chỗ, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.

Sơ cứu khi bị bỏng do tiếp xúc với hóa chất: Những điều cần làm ngay để giảm tổn thương - Ảnh 3.

Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào một túi nhựa rồi bǎng lỏng cổ tay, làm như vậy sẽ cho phép nạn nhân vẫn cử động được các ngón tay một cách dễ dàng vừa tránh làm bẩn vết bỏng.

Nếu vết bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón chân, ngón tay và phải khuyên nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được.

"Nếu người bệnh không chắc chắn về hóa chất gây bỏng, cần mang theo nhãn hoặc vỏ bình chứa hóa chất gây bỏng cho bệnh nhân khi đưa nạn nhân đi khám cấp cứu, giúp các bác sĩ nhanh chóng có biện pháp chẩn đoán và điều trị chính xác", BS Nguyễn Thống nhấn mạnh.

Cấp cứu khi bỏng tuy đơn giản không rắc rối phức tạp nhưng đòi hỏi phải cấp cứu khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân.

Với những người bí bỏng hóa chất nếu được sơ cứu kịp thời, đúng thì những vết bỏng sẽ có khả năng lạnh tư nhiên khá cao. Kể cả nhiều trường hợp ca bỏng nặng, bỏng rộng nhưng được cứu sống và để lại di chứng không đáng kể nhờ có sự cấp cứu và chǎm sóc cấp cứu ban đầu tốt.

Để tránh nhiễm khuẩn không được bôi dầu, mỡ... lên vùng bỏng; Không làm vỡ các đám da phỏng nước; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng; Có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì dùng vải sạch.

Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X