Hotline 24/7
08983-08983

Sau bó bột 8 tháng, chân vẫn đau nhức, làm sao bình phục hoàn toàn?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu 23 tuổi, cách đây mấy tháng cháu có bị ngã và sưng lên đi khám bác sĩ có bảo bị vỡ đốt thứ 5 xương bàn chân trái, sau đó có bó bột ạ. Cháu có đi khám định kì thường xuyên, 1 tháng 1 lần, đến tháng thứ 3 thì bác sĩ bảo đã can xương hoàn toàn, nhưng phải 6 tháng mới bình phục bình thường. Nhưng giờ đã gần 8 tháng, chân cháu vẫn còn những triệu chứng như: - Khi đi lại nhiều hay đứng lâu thì vẫn đau và phải dừng lại nghỉ, thỉnh thoảng còn bị nhói ở chỗ bị thương, nhất là khi trở trời lại bị đau. Mặc dù so với mấy tháng trước mức độ đau có nhẹ đi, cháu có thể đi nhiều hơn trước mới phải nghỉ và bây giờ thì không bị tê nữa chỉ còn hơi đau và hơi nặng chân khi đi nhiều thôi ạ. - Đầu gối và bắp chân trái (chân bị thương) khoảng thời gian gần đây thỉnh thoảng đi nhiều cũng bị đau theo, cảm giác cứng bắp chân lại. Không biết có phải do lâu rồi cháu không vận động nhiều nên thế không nữa, vì trước kia khi chưa bị thương, cháu thường xuyên tập thể dục và chạy bộ mỗi ngày. Cháu có uống thuốc canxi 2 tháng đầu, thời gian sau thì vẫn ăn uống các thực phẩm bổ sung canxi đều. Hàng ngày vẫn đi lại sinh hoạt bình thường, làm các công việc nhẹ nhàng, chứ cũng không ngồi một chỗ, thỉnh thoảng có tập vài bài thể dục nhưng cũng không vận động nhiều vùng chân. Buổi tối thì có ngâm chân với nước ấm + gừng + muối. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là: - Chân cháu bị lâu như vậy vẫn chưa bình thường liệu có vấn đề gì không ạ? Có cần đi kiểm tra lại không? Hay có cần làm gì để nhanh bình phục không ạ? - Liệu sau này trở trời chân cháu có đau như bây giờ không và có thể bình phục hoàn toàn mà không để lại triệu chứng không ạ ? - Việc ngâm chân bằng nước gừng ấm thế có đúng không ạ ? Cháu xin cảm ơn, mong các BS trả lời sớm giúp cháu với ạ. (Vũ Thị Hằng - Vuthihang…@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong chấn thương, bên cạnh tổn thương về gân xương, còn có thể tổn thương hệ mạch máu, bên cạnh đó, sự bất động kéo dài và những chèn ép do dụng cụ cố định có thể làm tổn thương cơ chế hồi lưu tĩnh mạch ở chi dưới. Vì vậy mà gây nên những triệu chứng khó chịu khi đứng lâu, ngồi lâu, thậm chí là đau cách hồi…

Để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, em nên đến bác sĩ chuyên khoa mạch máu để thăm khám và làm các xét nghiệm tầm soát bệnh, từ đó có hướng xử trí thích hợp em nhé!

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X