Hotline 24/7
08983-08983

Sau 10 năm nghiên cứu, vaccine cúm A/H5N1 trong nước sản xuất có giá chỉ bằng 1/3 vaccine nhập khẩu

Sáng 25/9, Bộ Y tế, WHO và Tổ chức Quốc tế về Y tế Toàn cầu (PATH) công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vaccine cúm mùa, vaccine cúm A/H5N1 của VN. Đây là 2 sản phẩm do Viện vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang nghiên cứu sản xuất.

Hai loại vaccine này đã được nghiên cứu trong hơn 10 năm và thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn.
Hai loại vaccine được thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn.

Hai loại vaccine này đã được nghiên cứu trong hơn 10 năm và thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn. Mỗi loại vaccine cúm đã được thử nghiệm trên hơn 1.000 người và được sản xuất trên phôi trứng gà.

Kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy tính an toàn cao, khả năng đáp ứng miễn dịch và hiệu quả trên 80% đối với người tiêm. Trong đó, vaccine cúm mùa được tích hợp 3 chủng virus cúm là AH1N1, AH3N2 và B.

Các type chủng cúm cụ thể sẽ được thay đổi hàng năm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Hiện tại, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đang thực hiện các thủ tục đăng ký cấp phép cho các loại vaccine cúm mùa và vaccine cúm đại dịch, dự kiến sẽ lưu hành vào năm 2019, với giá thành chỉ bằng 1/3 so với thuốc nhập khẩu

Nhờ sự hỗ trợ của WHO, PATH, BARDA cùng nhiều cơ quan, tổ chức trong nước, IVAC đã nghiên cứu thành công vaccine cúm mùa (với 3 chủng A/H1N1, A/H3N2, cúm B) và vaccinecúm đại dịch A/H5N1.

IVAC sản xuất các loại vaccinetrên với quy mô sản xuất công nghiệp, chất lượng cao, an toàn. Công suất vaccinecúm mùa là 1,5 triệu liều/năm; vaccinecúm A/H5N1 là 3 triệu liều/năm.

Theo IVAC, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1,2-1,5 triệu người mắc hội chứng cúm, trong số đó, 20-30% do vi rút cúm mùa gây ra và dịch cúm gia cầm đã xuất hiện từ năm 2003. Trong khi đó, Việt Nam từ trước tới nay đã thiếu nguồn cung cấp vaccinecúm bền vững, buộc phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài.

Theo Phó Giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Bé, Viện trưởng Vaccinevà Sinh phẩm y tế (IVAC), từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Kế hoạch hành động toàn cầu về vaccine cúm của WHO. Năm 2010, WHO, PATH, BARDA đã hợp tác với Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn liên quan đến đăng ký vaccine cúm, sản xuất và sử dụng vaccine cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu sản xuất vaccine cúm từ công nghệ trứng gà có phôi.

Từ năm 2012- 2018, IVAC bắt đầu công tác thử nghiệm lâm sàng các loại vaccine cúm mùa và cúm A/H5N1 với nhiều giai đoạn. Kết quả tổng thể cho thấy các vaccine được dung nạp tốt và có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ.

Hiện tại, IVAC đang thực hiện các thủ tục đăng ký cấp phép cho các loại vaccinetrên và dự kiến sẽ lưu hành vào năm 2019, với giá thành chỉ bằng 1/3 so với giá thuốc nhập khẩu.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X