Hotline 24/7
08983-08983

Sa tử cung: bệnh đe dọa cả phụ nữ trẻ

Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sa tử cung lại không liên quan đến chuyện sinh đẻ hay tuổi tác.

Thời gian gần đây tôi cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng dưới, nhiều lúc có cảm giác căng thức, nặng trĩu. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi có dấu hiệu sa âm đạo. Tôi năm nay 32 tuổi, chưa lập gia đình, chưa có con, đời sống tình dục lành mạnh.

Tôi nghĩ chỉ những người mang thai và có con mới bị sa âm đạo hoặc những người già có âm đạo lão hóa mới bị bệnh này. Tôi rất bối rối. Bác sĩ cho tôi hỏi những nguyên nhân nào có thể dẫn đến chứng sa âm đạo? Tôi xin chân thành cảm ơn! (B. Hồng)

Bạn B. Hồng thân mến!

Sa tử cung là bệnh thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ trung niên hoặc những người đã mang thai, sinh con. Bệnh có ba cấp độ nhẹ nhất là trường hợp   tử cung sa xuống nhưng chỉ thập thò ở âm đạo. Tiếp đến là tử cung đã lộ ra ngoài âm đạo và cuối cùng là hiện tượng toàn bộ tử cung đã sa ra ngoài âm đạo. 

Nói như vậy không có nghĩa là những người trẻ, chưa sinh con sẽ không thể bị bệnh này. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sa tử cung lại không liên quan đến chuyện sinh đẻ hay tuổi tác.

Sa tử cung: bệnh đe dọa cả phụ nữ trẻ 1
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sa tử cung lại không liên quan đến chuyện sinh đẻ hay tuổi tác. Ảnh minh họa

Bạn nên tham khảo những nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung như dưới đây để hiểu thêm nhé:

- Lao động nặng sau khi sinh: Sau khi sinh con, tử cung của người phụ nữ còn to và rộng, các cơ và dây chằng nâng đỡ vùng xương chậu còn yếu nên khó giữ tử cung ở đúng vị trí, nguy cơ bị sa tử cung cao hơn. Phụ nữ sinh càng sinh con nhiều lần càng có nguy cơ mắc sa tử cung.

- Tuổi mãn kinh: Khi phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh, lượng hormone nữ oestrogen giảm đi, các mô phụ trợ trong ổ bụng mất tính đàn hồi và giảm độ bền rất nhanh nên có thể dẫn đến sa tử cung.

- Do di truyền: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ trẻ bị sa sinh dục thường là do có lượng collagen thấp hơn 30% mức bình thường (các sợi tạo thành giàn đỡ bên trong các mô tế bào). Điều này cho thấy có tính di truyền  trong các trường hợp bị hội chứng Marfan (rối loạn di truyền mô liên kết).

- Khuyết tật cơ: Sa tử cung có thể xảy ra ở những người có cơ bụng yếu hoặc có vấn đề về thần kinh quanh vùng bụng cho dù họ vẫn còn trẻ. 

Để phòng và tránh bệnh sa tử cung, chị em nên có những bài tập thể dục tốt cho vùng cơ xương chậu. Ngoài ra nên nghỉ ngơi sau khi sinh, tránh làm việc quá sức…

Bạn nên tham khảo tư vấn từ chính bác sĩ đã thăm khám cho mình để biết lý do tình trạng sa tử cung của bạn. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp và tốt nhất bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
AloBacsi.vn
Theo Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X