Hotline 24/7
08983-08983

Rụng trứng là khó chịu: Có phải mãn kinh sớm?

Bạn đọc N.T.P (36 tuổi, TPHCM) hỏi: Thời gian gần đây tôi hay gặp hiện tượng khó chịu mỗi khi bước vào giai đoạn rụng trứng: Nhiệt miệng, nổi mụn, phù chân, nổi mề đay, sưng và ngứa "vùng kín"…, thường hết trong 3 ngày. Tôi lo lắng không biết đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mãn kinh sớm hay không.

Ảnh mnh họa

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, trả lời:

Các triệu chứng đó là bình thường ở người phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng, do sự tăng cao nồng độ một số nội tiết trong máu như estrogen, FSH, LH… và sẽ mất đi trong vài ngày. Triệu chứng phổ biến là:

- Tăng tiết chất nhầy sinh dục khiến âm đạo, âm hộ có cảm giác ẩm ướt hơn, đôi khi có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát nhẹ.

- Căng tức vùng bụng dưới hoặc có khi đau bụng dưới, đau lưng nhẹ.

- Thân nhiệt tăng nhẹ, cảm giác người nóng bức hơn.

- Tăng ham muốn tình dục.

- Ra máu thấm giọt: Ra một ít huyết âm đạo dây dính theo chất nhờn, khí hư.

- Một số triệu chứng khác ít gặp hơn như: Tăng nhạy cảm của cơ thể (nhạy hơn với một số mùi, vị; tăng cảm giác da hoặc ngứa nhẹ...), đau đầu nhẹ, cảm giác mập ra nhanh chóng, chân sưng nhẹ...

Nếu kinh nguyệt của bạn vẫn còn thường xuyên và đều đặn thì chứng tỏ buồng trứng vẫn còn làm việc tốt, đó không phải là biểu hiện của thời kỳ tiền mãn kinh như bạn lo lắng. Giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có một số biểu hiện khác như: Rối loạn kinh nguyệt, cơn bốc hỏa; các triệu chứng tâm thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu...

Những người nhạy cảm với sự thay đổi nội tiết như bạn thì có thể kèm cả hội chứng tiền kinh (đau bụng và khó chịu trước khi hành kinh).

Những ngày rụng trứng và những ngày sắp hành kinh, bạn cần lưu ý nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, tránh chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…), gia vị cay nóng, tắm nước ấm, có thể uống thêm ít thảo dược Đông y dạng an thần, giữ vệ sinh sinh dục để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa, uống đủ nước... Nếu các triệu chứng không giảm hoặc quá nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt thì nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ khám và loại trừ các bệnh lý khác, tư vấn và điều trị.

Theo Thu Anh - Người Lao Động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X