Hotline 24/7
08983-08983

Rong biển - nguồn dinh dưỡng vô tận

Rong biển, còn gọi tảo biển là loại thực vật sống ở biển, một món quà quý mà mẹ thiên nhiên mang đến cho con người.

Rong biển - thực phẩm nhiều công dụng

Ngoài làm thức ăn, rong biển còn được dùng làm thuốc, thức ăn hỗ trợ chữa bệnh... Các công trình nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng cho thấy rong biển chứa hàm lượng vitamin A cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng. Ngoài ra, rong biển còn giàu vitamin C, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, calci, phospho… là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người.

BS Lương Lễ Hoàng, chuyên khoa Y học cổ truyền - Lão khoa cho biết, rong biển rất phong phú i-ốt, và chất này là thành phần chính của các hormone tuyến giáp. Các hormone tuyến giáp điều chỉnh sự chuyển hóa của mọi tế bào trong cơ thể và giữ vai trò hầu hết các chức năng sinh lý.

Món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ rong biển

Chữa viêm tinh hoàn, sưng hạch, nấc cụt, bướu cổ lành tính: Nguyên liệu: 300g rong biển, 100g thịt heo. Rong biển ngâm nước gạo để qua đêm. Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, còn rong biển nấu chín tái, cắt đoạn. Sau đó, tiếp tục nấu chín nhừ, cho thịt bằm, dấm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi nào tắt bếp thì cho thêm hành tươi.

Bướu cổ do thiếu i-ốt (bướu giáp lành tính): 1 con vịt làm sạch, 120g rong biển. Vịt chặt miếng, rong biển ngâm rửa sạch, trụng sơ qua và cắt đoạn. Sau đó cho tất cả vào hầm nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Một tuần có thể ăn 2 lần.

Tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, người bệnh u bướu: 30g rong biển ngâm rửa sạch, sau đó luộc, thái lát; 30g ý dĩ nấu chìn nhừ. Bước tiếp theo cho dầu ăn vào chảo, đun nóng và đập 3 trái trứng gà vào khuấy đến khi chín thì cho canh rong biển ý dĩ vào, nêm nếm gia vị vừa miệng. Ngoài ra, người bị cao huyết áp có thể lấy gân rong biển nghiền nát pha với nước ấm để uống hàng ngày. Mỗi lần uống khoảng 10g bột gân rong biển, không nên lấy quá nhiều vì có thể khó uống.

Chữa viêm thận cấp với lá rong biển kết hợp với râu bắp và quyết minh tử. Các loại nguyên liệu này lấy theo tỷ lệ 80/40/20, sau đó sắc cùng nước và cho người bệnh uống mỗi ngày 2 lần.

Viêm xương hạch, đau khớp ở thanh, thiếu niên: 30g rong biển, 100g đậu hũ. Ngâm rong biển vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cắt ngắn. Đậu hũ thái miếng. Cho rong biển, đậu hũ, gừng tươi đập dập và gia vị, dầu rán, hầm cách thủy. Ngày ăn 1 lần, liên tục 15 ngày.

Ngoài ra, nếu muốn tăng hương vị thơm ngọt tươi ngon thì có thể nấu chung với cá ngừ. Cách nấu cũng rất đơn giản: 10g rong biển, 15g cá ngừ lọc xương, 500ml nước, 1 con tôm nõn bóc vỏ, 1 miếng đậu hũ non, nấm (tươi/khô vừa ăn), muối vừa ăn. Đầu tiên, bóc vỏ sơ chế tôm, cá ướp gia vị, rửa đậu, để ráo nước, cho vào 1 cái tô. Rong biển cũng sơ chế tương tự như đã nói, cho vào nồi nấu sôi cùng tô hỗn hợp đã chế biến vào nồi nấu thêm 3 phút, tắt bếp và sử dụng.

Lưu ý

Dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng rong biển quá nhiều có thể gây “tác dụng ngược”. Như đã nói ở trên, rong biển chứa hàm lượng i-ốt khá cao, vì thế nếu thường xuyên sử dụng với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng thừa i-ốt, dễ dẫn đến nguy cơ bị cường giáp và gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên nếu lạm dụng sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác. Do đó, để bảo đảm sức khỏe, mỗi ngày không nên dùng quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.

Theo Hoàng Thúy - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X