Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh: Điều trị thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà còn là tấm gương phản ánh sức khỏe của người phụ nữ. Chính bởi vậy, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý của chị em phụ nữ.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh  

Thông thường, hormone sinh dục như hormone estrogen, progesterone chi phối và quyết định chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Mỗi chu kỳ được chia làm 3 giai đoạn dựa trên những thay đổi xảy ra trong buồng trứng và tử cung.

Giai đoạn 1: Khi hormone estrogen tăng dần để phát triển nang noãn (trứng), quá trình ra máu ngừng lại, nội mạc tử cung sẽ dày lên. Sau khi trứng rụng chính là giai đoạn 2, tế bào trứng chỉ có thể sống trong khoảng 24 giờ để chờ thụ tinh. Lúc này, buồng trứng sẽ sản xuất ra một lượng lớn hormone progesterone. Dưới tác động của hormone progesterone, nội mạc tử cung sẽ biến đổi để chuẩn bị chờ phôi thai làm tổ. Giai đoạn 3 xảy ra nếu trong khoảng 2 tuần không có phôi thai làm tổ, hàm lượng hormone estrogen và progesterone giảm mạnh. Sự suy giảm hormone này khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra, gọi là kinh nguyệt.

Bình thường là vậy, nhưng ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng đã suy giảm hoạt động chức năng để chuẩn bị cho giai đoạn ngừng hoạt động hoàn toàn (mãn kinh). Do suy giảm chức năng nên việc tiết các hormone sinh sản như estrogen và progesterone cũng bị giảm theo. Sự tăng giảm thất thường của những hormone này gây tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt là do hormone nội tiết tố


Điều trị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh thế nào?


Hormone thay thế dạng thuốc

Với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, để điều trị các triệu chứng, thông thường các bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng hormone thay thế dạng thuốc để bù đắp và thay thế các hormone mà cơ thể đang thiếu hụt. Biện pháp này đã được chứng minh là có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh như rối loạn kinh nguyệt, loãng xương... nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng chỉ định, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, huyết khối.

Thuốc tránh thai

Nhiều chị em sử dụng thuốc tránh thai để ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp điều trị, mà chỉ có tác dụng tạm thời.

Dùng thuốc bồi bổ khí huyết

Theo các thầy thuốc Đông y, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ chủ yếu là do khí huyết. Khí huyết không thông, ứ trệ sẽ gây kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, đau bụng kinh, đau thắt lưng khi hành kinh.

Rối loạn kinh nguyệt còn gây thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém.

Để lưu thông khí huyết, chị em nên sử dụng các vị thuốc Đông y giúp bồi bổ và lưu thông khí huyết như Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Đẳng sâm, Hương phụ, Trần bì...

Theo Vân Anh - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X