Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết: Chữa thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống mà còn phản ánh sức khỏe của người phụ nữ đang có vấn đề. Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố có chữa được không và chữa như thế nào.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 - 31 ngày, thời gian có kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 5 ngày. Tuy vậy, điều này có thể khác ở mỗi phụ nữ. Điều bất thường đối với phụ nữ này có thể là điều bình thường đối với người khác. 

Nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt 


Mất cân bằng nội tiết tố

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nguyên nhân chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có mối liên quan chặt chẽ với hormone nội tiết tố. Bởi hormone nội tiết, đặc biệt là estrogen và progesterone tạo ra và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Những thay đổi nội tiết tố thường thấy nhất là trong độ tuổi từ 45 đến 55. Khi việc sản xuất hormone bắt đầu giảm dần, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên thất thường.

Suy giảm hormone nội tiết tố nữ là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt


Hormone estrogen: Estrogen chịu trách nhiệm làm dày lớp lót tử cung trước khi rụng trứng. Khi nồng độ estrogen trở nên thất thường trong thời kỳ mãn kinh, lớp lót này thường bị chảy máu bất thường và có thể dẫn đến chảy máu nặng.

Hormone progesterone: Progesterone đóng vai trò điều hòa sự rụng trứng. Nó cũng chịu trách nhiệm kiểm soát cường độ và thời gian chảy máu kinh nguyệt. Khi progesterone giảm trong thời kỳ mãn kinh, nó có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. 

Khi cơ thể sản xuất hai hormone thiết yếu này bắt đầu suy giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Trước khi giảm xuống mức thấp nhất, nồng độ estrogen và progesterone thường sẽ biến động mạnh, khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn thất thường. 

Các nguyên nhân khác gây rối loạn kinh nguyệt 

- Có vấn đề về sức khỏe:

Rối loạn ăn uống; 
Mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
U xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp và lạc nội mạc tử cung;
Rối loạn chức năng tuyến giáp; 
Hội chứng ruột kích thích; 
Bệnh lao;
Sảy thai;
Bệnh gan;
Bệnh đái tháo đường;
Ung thư;
Thiếu máu.

- Do lối sống:

Tăng cân hoặc giảm cân nhanh;
Tập thể dục quá mức;
Dinh dưỡng kém;
Hút thuốc lá;
Sử dụng ma túy;
Dùng nhiều caffeine;
Uống nhiều rượu;
Thường xuyên căng thẳng;
Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào? 


Thay đổi lối sống

Ít vận động, uống quá nhiều rượu bia và caffeine có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Căng thẳng gia tăng do áp lực công việc hoặc gia đình cũng có thể làm bạn bị "mất kinh nguyệt". Bạn nên tập yoga, ngồi thiền để giảm stress, căng thẳng. 

Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng. Tăng lượng carbohydrates, trái cây, rau củ và uống đủ nước cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chu kỳ kinh nguyệt điều hòa hơn. 

Thuốc và phẫu thuật 

Đối với các trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật theo đề nghị của bác sỹ. 

Bổ sung nội tiết tố

Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp hormone thay thế để cân bằng nội tiết tố, phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng mãn kinh khác.

Theo Vân Anh - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X