Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn dung nạp glucose là gì?

Nghiệm pháp dung nạp glucose được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường. Qua đó giúp người bệnh lường trước được bệnh tình để có những biện pháp xử lý phù hợp.

1. Thế nào là rối loạn dung nạp glucose?

Rối loạn dung nạp glucose là trình trạng lượng đường glucose trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường nhưng lại thấp hơn so với người bị bệnh đái tháo đường. Đây chính là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản xuất insulin và kháng insulin.

Những người có rối loạn dung nạp đường glucose máu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh tim mạch khác (bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ...).

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose

Xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose và HbA1c có thể được sử dụng để chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose.

Thông thường xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose (OGTT) sẽ được thực hiện vào buổi sáng sau một đêm không ăn và làm xét nghiệm lần nữa sau 2 giờ uống một dung dịch chứa đường glucose được sử dụng chuyên biệt cho nghiệm pháp dung nạp glucose. Ở người bình thường, đường huyết 2 giờ sau khi uống đường thường dưới 7,8mmol/L (140mg/dL).

Một người được chẩn đoán là có rối loạn dung nạp glucose khi: đường máu khi đói nhỏ hơn 7 mmol/L; đường máu sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết 2 giờ từ 7,8 mmol/L đến 11,1 mmol/L.

Bên cạnh đó chỉ số HbA1c có thể sử dụng để đánh giá về rối loạn dung nạp glucose, với một người có chỉ số HbA1c từ 42 - 47 mmol/mol(6,0 - 6,5%) thể hiện nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường.

3. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn dung nạp glucose trong máu

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn dung nạp glucose máu cũng giống bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm:

Người bị thừa cân hoặc béo phì dẫn đến rối loạn dung nạp glucose trong máu

- Người bị thừa cân hoặc béo phì
- Gia đình (bố, mẹ, anh chị em) có người bị đái tháo đường;
- Ít hoạt động thể lực;
- Ngoài ra còn có những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu, phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang và thừa cân, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai (đái tháo đường thai kỳ).

4. Dấu hiệu để nhận biết rối loạn glucose

Việc phát hiện người bị rối loạn dung nạp glucose rất khó khăn, đa phần là không có bất cứ một triệu chứng xảy ra. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi xét nghiệm máu trong những đợt kiểm tra sức khỏe.

Tuy nhiên có thể để ý đến một số triệu chứng nhỏ sau bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. Những triệu chứng này có xu hướng phát triển khá chậm, tiến trình xảy ra trong vài tuần thậm chí vài tháng.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đái tháo đường, bạn nên đến bác sĩ sớm hơn điều quan trọng là bạn cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên và làm tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phòng bệnh rối loạn dung nạp glucose

Nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn cản hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường và tim mạch...

Thay đổi lối sống: Đây chính là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự tiến triển của rối loạn dung nạp glucose thành bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm chẩn đoán nồng độ glucose trong máu

Có chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh: tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hiểu chi tiết làm thế nào để có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Giảm cân khi đang ở trạng thái thừa cân: Nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bên cạnh việc tránh những bệnh khác có thể xảy đến, việc giảm một một số cân còn giúp giảm mức đường glucose trong máu của bạn.

Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên tối thiểu 30 phút/ngày và ít nhất năm ngày một tuần như đi bộ, bơi lội, đạp xe, chạy bộ, nhảy... Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. : nếu có thể, bạn nên hoạt động thể.

Ngoài ra còn có những thay đổi lối sống khác mà bạn có thể làm để giảm nguy cơ bệnh tim mạch của bạn như ngừng hút thuốc lá, hạn chế tối đa các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Nguồn: Vinmec.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X