Hotline 24/7
08983-08983

Rau củ vừa bổ vừa giải độc gan cực tốt

Những loại rau, củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày lại chính là những "vị thuốc" hiệu quả để bồi bổ sức khỏe, giúp giải độc cho gan cực tốt.

Rau lá xanh, sạch là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan hiệu quả. Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống. Rau xanh chứa nhiều loại vitamin, giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt chất diệp lục trong rau xanh cực kỳ tốt cho gan.

Bên cạnh đó, rau xanh còn có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan cực kỳ hiệu quả.

Mướp đắng


Vì mướp đắng có vị đắng, tính hàn, theo các sách y học cổ truyền, có tác dụng trừ nắng, chỉ khát, thanh tâm, thanh gan.

Trong mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài. Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng mát gan, nên tăng khả năng giải độc cho cơ thể.

Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, giúp tăng cường sức khỏe của gan, điều chỉnh mức đường huyết và giảm tình trạng viêm bên trong cơ thể.

Quả bơ

Ăn nhiều bơ giúp cơ thể sản xuất ra chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các độc tố và chất độc ra khỏi cơ thể, đặc biệt là gan.

Actiso

Thường xuyên dùng actiso sẽ giúp tăng cường quá trình lọc các chất độc giúp mát gan, gan luôn khỏe mạnh.

Cam, quýt, bưởi, chanh

Cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan.

Một ly nước cam, quýt, bưởi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những độc tố khác.

Lời khuyên của bác sỹ để phòng tránh bệnh gan

Với người khỏe mạnh

Trước hết, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Tránh lạm dụng bia rượu. Chế độ lao động, sinh hoạt và rèn luyện thể lực hợp lý. Thực hiện chế độ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắcxin viêm gan B.

Người lớn nếu chưa có kháng nguyên thì cũng cần tiêm vắc- xin viêm gan b để ngừa bệnh.
Cụ thể: Không ăn thức ăn sống (tiết canh, gỏi, rau sống…), tránh mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng (giun, sán…) vì khi mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng thì nguy cơ gây tổn thương cho gan mật càng cao, loại bỏ thói quen uống quá nhiều rượu hàng ngày, đặc biệt là các loại rượu không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được nồng độ cồn và hóa chất tồn dư trong rượu.

Với người có bệnh gan mạn tính

Người bệnh gan mạn tính cần xây dựng chế độ ăn và tập luyện hợp lý dưới chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thiếu hoặc thừa dinh dưỡng đều không có lợi đối với người bệnh gan, vì vậy khi lên kế hoạch về dinh dưỡng cho người bệnh cần đặc biệt chú ý.

Cần có chế độ ăn bảo đảm cung cấp đủ năng lượng 35-40 kcalo/kg/ngày; cung cấp đủ chất đạm 1,2-1,5g/kg/ngày; Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa (4-6 bữa/ngày, lưu ý bữa tối trước ngủ chỉ ăn 200-300 calo).

Người mắc bệnh gan mạn tính cần có chế độ ăn tăng đạm và đường, hạn chế chất mỡ. Tăng cường vitamin và chất khoáng bằng rau xanh và hoa quả tươi. Loại bỏ hoàn toàn rượu, thuốc lá… Không nên hoạt động sau bữa ăn bởi sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Mỗi ngày cần ngủ đủ ít nhất là 8 giờ.

Theo Oải Hương - Tiền phong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X