Hotline 24/7
08983-08983

Rách bên trong môi dưới, cháu nên làm gì?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu bị ngã và môi dưới bên trong chảy máu, vết thương không quá sâu. Cháu bị như vậy hơn 1 ngày rồi, giờ chỗ đó đang trắng ra, chắc là bong ra. Vậy cháu nên làm gì ạ? Mong BS chỉ giúp cháu. Cháu đang đi nghĩa vụ quân sự ạ.

Trả lời
Chấn thương niêm mạc miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chấn thương niêm mạc miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với loại vết thương này, nếu em chăm sóc kỹ không để vết thương bị viêm nhiễm thì nó có thể tự lành, trung bình là dưới 7 ngày. em cần:

- Đánh răng ngày 3 lần sau ăn, súc miệng nước muối pha loãng (đậm đặc sẽ làm khô niêm mạc) sau 3 bữa ăn chính trong ngày, tránh ăn lặt vặt

- Không rượu bia cafe thuốc lá

- Theo quan niệm dân gian thì không nên ăn: rau muống, thịt gà, thịt bò, nước tương, đồ biển. Theo quan niệm Tây y thì chỉ cần ăn chín uống sạch và hạn chế các món ăn bị dị ứng là được.

- Dùng khẩu trang sạch, chất liệu cotton khi ra đường

- Hạn chế các món phải “gặm” như sườn, giò

- Không cào gãi môi, liếm môi, bặm môi

- Không cần băng gạc ở vị trí này.

Nếu vết thương do vật sắt nhọn gây ra thì em cần tiêm ngừa uốn ván, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi. Tổn thương viêm loét niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không có mủ.

Các chấn thương có thể bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn quá nóng, tổn thương hay gặp ở vòm miệng, chỗ cung răng hàm trên; do đụng dập, té ngã, bị đánh; do các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy…; trẻ em bị que kem, bút viết, hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi.

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị loét miệng như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng.

Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Nên ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X