Hotline 24/7
08983-08983

Quá trình tập nói của trẻ diễn ra như thế nào?

Câu hỏi

Xin BS cho biết, quá trình tập nói của trẻ thường diễn ra như thế nào ạ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Trẻ tập nói và phát triển khả năng ngôn ngữ trong khoảng 3 năm đầu đời. Ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã học được những quy tắc đầu tiên của ngôn ngữ. Khi mẹ biết được quá trình trẻ tập nói sẽ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn. Quá trình tập nói của trẻ thường diễn ra như :

- Từ lúc còn trong bụng mẹ trẻ cũng cảm nhận nhịp đập trái tim mẹ, trẻ cũng nhận được giọng nói của mẹ và phân biệt được các giọng nói khác.

- Từ sơ sinh đến 3 tháng: Khóc là hình thức giao tiếp đầu đời khi trẻ sinh ra. Tùy vào tính cách của từng trẻ mà mẹ có thể biết được nhu cầu của trẻ qua những tiếng khóc: trẻ khóc thét lên có thể là đang đói, hay tã ướt. Khi lớn thêm một chút, trẻ sẽ bắt đầu biết thở dài, hoặc phát tiếng kêu ê, a, hư, hư, hê, hê... ngộ nghĩnh. Đối với khả năng hiểu ngôn ngữ, thì trẻ bắt đầu nhận ra âm thanh của ngôn từ phát ra từ mọi người xung quanh.

- Từ 4-6 tháng: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ kêu ba ba, ya ya, đa đa. Vào khoảng 6 tháng, biết được và ngoái đầu hay cười khi được mẹ và mọi người gọi tên mình.

- Từ 7-12 tháng: trẻ sẽ bập bẹ từ từ theo âm thanh nghe thấy từ mẹ và mọi người xung quanh trẻ và cố gắng tập nói sao cho giống.

- Từ 13-18 tháng: trẻ biết sử dụng từ khi nói chuyện với mẹ, và bắt đầu nhận thức được từ ngữ trẻ còn có thể bắt chước giọng nói ai đó.

- Từ 19-24 tháng: Trẻ có thể nói khoảng 50 từ, đồng thời khả năng hiểu ngôn ngữ cũng phát triển rất nhiều. Trẻ quan sát, lắng nghe và học thêm từ mới mỗi ngày. Ở tuổi này, trẻ nói được 2 từ rồi nhé, chẳng hạn như mẹ ơi, ba ơi, bà ơi, anh anh, bồng bồng, đi chơi… Trẻ thường chỉ làm những gì mình thích mà mẹ không thể can thiệp được.

- Từ 25-36 tháng: Trẻ bắt đầu phân biệt được cách xưng hô, biết xưng con và phải gọi ba mẹ. Trong độ tuổi này, vốn từ vựng của trẻ không ngừng phát triển thêm mỗi ngày. Trẻ có thể nói câu đơn giản như: "Con muốn đi chơi". Khi lên 3, trẻ sẽ nói nhiều hay bắt chước người lớn, không ngừng đưa ra những câu hỏi rồi bình luận, lý lẽ hết sức thú vị và ngộ nghĩnh, đồng thời hỏi và “làm phiền” mẹ và mọi người giải thích thắc mắc rất nhiều.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Chậm nói ở một đứa trẻ bình thường có thể là xuất phát từ những vấn đề với lưỡi và vòm miệng. Não bộ chịu trách nhiệm về lời nói. Nếu não bộ không phối hợp hoạt động của môi và lưỡi, bé sẽ gặp vấn đề về chậm phát triển kỹ năng nói.

Bên cạnh đó, các vấn đề về thính giác cũng liên quan đến việc bé chậm nói. Nếu gặp vấn đề về thính giác, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước cũng như sử dụng ngôn ngữ. Đặc biệt, nhiễm trùng tai là nhiễm trùng mạn tính làm ảnh hưởng đến thính giác. Nếu thính giác bình thường hay ít nhất là một tai có thể nghe được thì khả năng nói của trẻ sẽ phát triển bình thường.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có vấn đề về chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua bài kiểm tra chuyên biệt. Bạn cũng có thể tự tìm nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ để được tư vấn hoặc tìm dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho con.

Sự hỗ trợ của bố mẹ trong việc dạy bé tập nói là một phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của con. Dưới đây là một số cách để khuyến khích phát triển khả năng nói của trẻ:

- Dành nhiều thời gian nói chuyện với con. Khi con còn nhỏ, bạn có thể nói chuyện, hát và yêu cầu con bắt chước âm thanh và cử chỉ đó.
- Đọc sách cho con nghe cũng là một ý kiến không tồi và bạn nên làm điều này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy tìm những loại sách hay truyện phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn có thể cho bé nghe truyện Pat và Bunny và nói con bắt chước những hành động như vỗ tay. Sau đó, bạn có thể bảo con chỉ vào những hình ảnh dễ nhận biết và để con đặt tên cho chúng. Ngoài ra, bạn yêu cầu con dự đoán điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Trẻ còn nhỏ có thể ghi nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những tình huống hàng ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con. Hãy nói chuyên với con suốt ngày, ví dụ: nói tên của những món ăn trong cửa hàng, giải thích với con rằng bạn đang làm gì lúc nấu ăn (cắt bầu, luộc rau, nấu cơm, kho thịt) và dọn dẹp phòng hoặc nói cho con biết con đang nghe âm thanh gì.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X