Hotline 24/7
08983-08983

Quá trình mọc răng và cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Quá trình mọc răng có thể bắt đầu khi trẻ mới 3 tháng tuổi. Nhưng thường thấy chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú lên khỏi lợi khi trẻ từ 4-7 tháng tuổi.

Mọc răng, giai đoạn những chiếc răng đầu tiên nhú lên khỏi lợi của trẻ, có thể là quãng thời gian khó chịu cho bé và cha mẹ. Việc hiểu và dự đoán được những điều có thể xảy ra và cách giúp bé bớt đau sẽ giúp bạn kiểm soát được quá trình này.

Quá trình mọc răng và cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng
Quá trình mọc răng và cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Quá trình mọc răng

Quá trình mọc răng có thể bắt đầu khi trẻ mới 3 tháng tuổi. Nhưng thường thấy chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhú lên khỏi lợi khi trẻ từ 4-7 tháng tuổi.

Những chiếc răng đầu tiên xuất hiện thường là 2 chiếc răng cửa dưới, còn gọi là răng cửa giữa. Thường thì sau đó 4-8 tuần, 4 chiếc răng cửa trên cũng nhú lên (răng cửa giữa và răng cửa bên). Khoảng 1 tháng sau, những chiếc răng cửa bên ở hàm dưới (2 chiếc răng cạnh răng cửa giữa dưới) cũng mọc lên.

Tiếp theo là những chiếc răng cối sữa (răng hàm dùng để nghiền thức ăn). Sau cùng là răng nanh (răng nhọn ở hàm trên). Hầu hết trẻ em đều có đủ 20 răng sữa trước sinh nhật lần thứ ba. (Nếu con bạn mọc răng chậm nhiều hơn như thế, hãy trao đổi với bác sĩ.)

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sinh ra đã có 1 hoặc 2 răng hoặc răng mọc lên chỉ trong vài tuần sau khi sinh. Trừ khi răng gây cản trở việc cho bú hoặc lung lay nhiều gây nguy cơ bé ngạt nếu nuốt phả. Nếu không thì điều này không đáng lo ngại.

Khi bắt đầu mọc răng, trẻ có thể chảy nước dãi nhiều hơn và muốn nhai các đồ vật. Đối với một số trẻ nhỏ, mọc răng không gây đau. Những đứa trẻ khác có thể trải qua quãng thời gian khó chịu ngắn. Trong khi một số trẻ lại bức rứt khó chịu trong nhiều tuần. Chúng khóc và ăn ngủ khó khăn. Mọc răng có thể không dễ chịu, nhưng nếu trẻ có vẻ quá khó chịu. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Mặc dù đau và sưng nướu có thể khiến nhiệt độ ở trẻ cao hơn so với mức bình thường một chút. Nhưng mọc răng thường không gây sốt cao hoặc tiêu chảy. Nếu con bạn bị sốt trong giai đoạn mọc răng. Có thể triệu chứng sốt này là do một nguyên nhân khác và bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Giảm đau khi mọc răng

Giảm đau khi mọc răng
Giảm đau khi mọc răng

Đây là một số bí quyết bạn nên nhớ khi con bạn mọc răng:

- Lau mặt thường xuyên cho bé bằng khăn để lau sạch nước dãi và ngăn ngừa chứng phát ban.

- Dùng ngón tay sạch chà nướu cho trẻ.

- Đưa cho trẻ thứ gì đó để nhai. Hãy chắc chắn rằng nó đủ lớn để trẻ không nuốt vào hay bị nghẹn và nó không bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Một chiếc khăn ướt đặt trong tủ đông khoảng 30 phút là dụng cụ hỗ trợ mọc răng tiện dụng. Hãy đảm bảo là bạn mang nó ra khỏi tủ đông trước khi nó bị đông đá. Bạn không muốn làm bầm tím phần nướu đã bị sưng lên. Và chắc chắn rằng bạn giặt sạch khăn sau mỗi lần sử dụng.

- Dùng vòng cao su hỗ trợ mọc răng cũng tốt. Nhưng tránh những loại có chất lỏng bên trong bởi chúng có thể bị vỡ hoặc rò rỉ. Nếu bạn dùng vòng mọc răng. Làm lạnh nó trong ngăn mát, không làm lạnh trong ngăn đá. Ngoài ra, không bao giờ đun sôi để khử trùng. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ có thể làm hư hại nhựa và rò rỉ hóa chất.

- Không bao giờ buộc vòng mọc răng quanh cổ hay bất kỳ bộ phận khác trên cơ thể bé. Nó có thể bị mắc vào đâu đó và siết cổ bé.

- Nếu trẻ có vẻ khó chịu, hãy hỏi bác sĩ xem có nên cho trẻ một liều acetaminophen hoặc ibuprofen (cho trẻ trên 6 tháng) để bớt khó chịu không. Không bao giờ cho aspirin lên răng và không chà xát cồn lên nướu của trẻ.

- Bánh quy cho trẻ mọc răng và thực phẩm đông lạnh hay lạnh chỉ dành cho trẻ em đã được ăn thức ăn rắn. Đừng sử dụng chúng nếu con bạn vẫn chưa bắt đầu ăn thức ăn rắn. Và hãy trông coi trẻ để chắc chắn rằng không có mảnh vụn nào bị vỡ ra hoặc có nguy cơ gây ngạt thở.

- Tránh dùng gel và viên mọc răng vì chúng có thể không an toàn cho trẻ.

Vệ sinh răng cho trẻ

Việc chăm sóc và làm sạch răng cho trẻ là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng về lâu dài. Mặc dù bộ răng sữa đầu tiên sẽ rụng, sâu răng làm cho chúng rụng nhanh hơn và để lộ những khoảng trống trước khi răng vĩnh viễn sẵn sàng mọc lên. Những chiếc răng sữa còn lại sau đó có thể lấn nhau để lấp những khoảng trống. Điều này có thể khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên không thẳng và lệch chỗ.

Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày nên bắt đầu ngay cả trước khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Lau sạch nướu của trẻ hàng ngày bằng gạc ướt hoặc khăn ướt sạch. Hoặc chải nướu nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng mềm dùng cho trẻ sơ sinh với nước (không dùng kem đánh răng!).

Ngay sau khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Dùng nước và kem đánh răng có chứa Flour để chải răng. Chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ.

Có thể cho trẻ sử dụng nhiều kem đánh răng hơn một chút khi trẻ đủ lớn để biết nhổ ra – thường là khoảng 3 tuổi. Chọn loại kem đánh răng chứa Flour. Và chỉ sử dụng một lượng bằng hạt đậu hoặc ít hơn cho trẻ nhỏ tuổi hơn. Đừng để trẻ nuốt kem đánh răng hoặc ăn nó. Vì dùng Flour quá liều lượng có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

Khi răng của trẻ đã mọc đủ, cố gắng đánh răng ít nhất hai lần một ngày và đặc biệt là sau bữa ăn. Cho trẻ làm quen với việc dùng chỉ nha khoa từ sớm cũng rất là quan trọng. Thời điểm tốt để bắt đầu dùng chỉ nha khoa là khi hai chiếc răng bắt đầu chạm nhau. Trao đổi với bác sĩ nha khoa để được tư vấn về việc dùng chỉ nha khoa cho răng của trẻ. Bạn cũng có thể làm cho trẻ chú ý tới thói quen chăm sóc răng. Bằng cách cho chúng xem và bắt chước bạn khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Một mẹo quan trọng khác để ngăn ngừa sâu răng: Đừng để con bạn ngậm bình khi ngủ. Sữa hoặc nước trái cây có thể đọng trong miệng của trẻ gây sâu răng và mảng bám.

Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo rằng trẻ em nên đi nha sĩ khi 1 tuổi, hoặc trong vòng 6 tháng sau khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Để phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và tư vấn cho phụ huynh về cách chăm sóc phòng ngừa.

Theo Đỗ Thị Thanh Vân/Yhoccondong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X